Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Khai thác nền văn hóa bản địa tại VQG Núi Chúa trong phát triển du lịch



Theo ước tính trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch Châu Âu đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày một nhiều. Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước Công nghiệp cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp. Khi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “ Khác lạ”, đặc biệt là VHDG của làng (Paley) , cộng đồng của các cư dân “nông nghiệp”, du khách luôn cảm thấy mới lạ, bất ngờ. Vì vậy VHDG tạo ra tính hấp dẫn, tạo lực thu hút với khách du lịch. Dân cư ở VQG Núi Chúa gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm 75%, người Raglay chiếm 22%, người Chăm chiếm 3% và một số rất ít hộ người Hoa. Đây là một thế mạnh rất lớn để phát triển DLST tìm hiểu nền văn hóa của các cộng đồng địa phương. Sau đây là một số hoạt động nên đẩy mạnh phát triển tại VQG Núi Chúa mà chủ yếu tập trung vào người Chăm và người Raglay:


+ Người Chăm: VHDL của người Chăm – Ninh Thuận phong phú, đa dạng. Nơi đây người Chăm vẫn còn bảo lưu truyền thống và tập tục của mình. Ngoài di tích đền tháp, người Chăm còn có gần 80 lễ hội khác nhau. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng thường diễn ra trong năm. Nhiều lễ hội dân gian còn gắn với đền tháp, thánh đường Hồi giáo; và các lễ cưới, mừng, nhà mới, trong đó nổi bật là lễ hội Katê.


Cùng với di tích đền tháp Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt và gốm. Nghề thủ công này không chỉ biểu diễn cho du khách xem kỹ mà quan trọng là sản xuất ra sản phẩm thủ công làm đồ lưu niệm mang sắc thái riêng từng vùng. Điều hấp dẫn ở mặt hàng thủ công Chăm không phải là đồ lưu niệm trưng bày trong tủ kính như các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội) mà mặt hàng được sản xuất ngay tại làng (Paley) Chăm. Du khách được xem trực tiếp thợ dệt vải, nhuộm chàm quay xa, làm gốm những thao tác lao động cách đây gần 2 – 3 thế kỷ nhưng vẫn đạt đến độ điêu luyện, tinh xảo làm cho du khách thán phục. Du khách có thể mua ngay sản phẩm thủ công để làm quà lưu niệm về tặng bạn bè, người thân. Từ đây, khi VQG mở các tour du lịch tại đây nên liên kết với các làng nghề với khu vực lân cận (Bầu Trúc).


Văn hóa ẩm thực, một thành tố của VHDG, là đối tượng được du lịch chú ý khai thác. Người Chăm thường tổ chức nhiều lễ hội và đây là dịp để họ dâng cúng những món ăn vật lạ cho thần thánh. Mỗi loại lễ, mỗi vị thần người Chăm đa dạng, đặc biệt là món bánh (Sakaya) rượu chung cất từ gạo nếp (Tape thanh). Các món bánh gói, lót bằng lá chuối và các đặc sản trái cây của vùng nhiệt đới. Các món ăn trên thường chế biến theo cách riêng phù hợp với đặc điểm từng dân tộc Chăm nên sẽ lạ miệng và hấp dẫn du khách.


+ Người Raglay: Khách du lịch đến Núi Chúa có thể tìm hiểu nền văn hóa đặc sắc của người dân tộc Raglay. Tại đây du khách có thể tham gia vào các lễ hội của người Raglay như lễ Đặt tên, và tìm hiểu phong tục ngủ thảo của người Raglay. Bên cạnh đó, khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa, thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglay sống bên cạnh khu bảo tồn.


 




Khai thác nền văn hóa bản địa tại VQG Núi Chúa trong phát triển du lịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét