Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khách sạn



Chất lượng chức năng bao gồm những yếu tố liên quan tới con người,


đặc biệt là những nhân viên phục vụ trực tiếp tại khách sạn. Đây là yếu tố tác động rất mạnh và trực tiếp đến sự cảm nhận của khách hàng khi tiêu dùng dịch


vụ của khách sạn. Chúng giúp khách hàng trả lời cho câu hỏi “như thế nào?”


(how?) khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ khách sạn.


Cả hai thành phần chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng đều tác


động tới hình ảnh của một khách sạn và quyết định đến chất lượng dịch vụ được cảm nhận của khách sạn.Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý khách sạn là phải luôn


quan tâm và tìm cách cải thiện cả hai: chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức


năng của khách sạn một cách thường xuyên dựa trên những sự thay đổi trong nhu


cầu sở thích và đòi hỏi của thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn.


Tính nhất quán ở đây phải được hiểu theo hai góc độ:


- Thứ nhất, đó là sự thống nhất cao và thông suốt trong nhận thức và


hành động của tất cả các bộ phận, tất cả các thành viên của khách sạn từ trên


xuống dưới về mục tiêu chất lượng cần đạt được của doanh nghiệp


- Thứ hai, đó là sự đồng bộ, toàn diện, trước sau như một và đúng


như lời hứa mà khách sạn đã công bố với khách hàng. Chất lượng dịch vụ khách


sạn đòi hỏi phải tốt ở mọi lúc, mọi nơi, cho mọi khách hàng, đòi hỏi đối với mọi


nhân viên ở tất cả các bộ phận trong khách sạn.


Tuy nhiên, tính nhất quán của chất lượng dịch vụ khách sạn không được đánh đồng vói tính cố định bất biến của khái niệm này. Chất lượng dịch vụ


khách sạn không phải chỉ được diễn ra trong một thời điểm nhất định nào đó,


cũng không phải chỉ được xây dựng một lần rồi cứ thế áp dụng mãi mãi không


cần thay đổi. Chất lượng dịch vụ khách sạn đòi hỏi phải được hoàn thiện không


ngừng và phải được điều chỉnh nếu thấy cần thiết cho phù hợp với yêu cầu thực


tế thay đổi của thị trường (yêu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu và thách


thức của các đối thủ cạnh tranh).




Chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khách sạn

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Tâm lý người châu Phi



-        Người dân sống theo đại gia đình.


-        Tôn sùng đạo giáo, có nhiều tập tục kỳ quặc khắt khe.


-        Rất hiếu khách và lễ phép.


ü Tâm lý người châu Mỹ:


-        Trực tính, thực tế, tình cảm rõ ràng và hay tranh luận.


-        Vui tính, cởi mở, thân thiện, rất hiếu khách.


-        Coi trọng nghi thức đối với phụ nữ.


-        Trong tranh cãi thường hay có cử chỉ mạnh: khua tay, đập bàn,¼


nhưng khi đã thỏa thuận thì luôn thực hiện khẩn trương.


-        Điều được quan tâm nhiều là địa vị và sự giàu sang.


e) Tâm lý khách du lịch theo nghề nghiệp:


ü Khách du lịch là người chỉ huy (giám đốc, người quản lý, ông chủ


các cơ quan, xí nghiệp):


-        Ưa thích hoạt động, nhiều ham muốn.


-        Quyết định vấn đề một cách mau lẹ, chắc chắn và sáng suốt.


-        Hành động theo lý trí hơn tình cảm.


-        Coi trọng lời hẹn, tiết kiệm thời gian.


-        Tác phong đĩnh đạc, chặt chẽ trong giao tiếp.


-        Yêu cầu cao về tiện nghi vật chất và ăn uống.


-        Hay phán xét và bắt lỗi người phục vụ.


ü Khách du lịch là nghệ sỹ:


-        Hào phóng, hành động theo tình cảm hơn lý trí.


-        Tác phong bạo dạn, tự nhiên, điệu bộ điêu luyện, ứng xử rất nhạy.


-        Đề cao sở thích cá nhân.


-        Trong sinh hoạt thường thích gì làm nấy.


-        Sống theo cảm hứng, ít chịu tác động tâm lý của cấp trên.




Tâm lý người châu Phi

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh



Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và trên Thế Giới có những bước phát triển không ngừng, thu nhập của người dân được cải thiện, mức sống được nâng cao rõ rệt, cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nước, đưa ngành công nghiệp không khói thành ngành mũi nhọn, thế mạnh của đất nước, chính vì vậy ngành du lịch nước ta đang ngày càng phát triển một cách vượt bậc, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, trong đó ngành kinh doanh lưu trú là một điểm sáng của thành công này.


Các khách sạn của nước ta đang có nhiều thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện, đầu tư khá chỉnh chu, đồng bộ, đặc biệt ngày càng đáp ứng tốt được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đặc biệt là du khách quốc tế, ngày cảng trở nên là một điểm đến an toàn tin cậy của bạn bè quốc tế.


Chính vì vậy để đáp ứng được chuyên nghành học của mình, để nâng cao sự hiểu biết cũng như trình độ nghiệp vụ, tôi lựa chọn thực tập tại khách sạn Trường Thọ – Hà Tĩnh, một trong những khách sạn lớn được đánh giá là một khách sạn kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


Với đề tài Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ – Hà Tĩnh”, tôi tập trung khai thác sơ lược bộ phận Nhà hàng và xoáy sâu vào chủ đề nghiên cứu thuộc bộ phận Buồng bằng những biện pháp cơ bản: Phân tích hệ thống, thống kê, quan sát thực tế, phương pháp điều tra- phỏng vấn từ đó đưa ra phương pháp luận cho tương lai bằng những số liệu và kết quả hoạt động của khách sạn.


Kết cấu của đề tài gồm 4 chương chính: Chương 1 và 2 là những cơ sở lý luận và phần giới thiệu cơ bản về khách sạn về bộ phận thực tập, nội dung chính của đề tài thuộc chương 3, ở chương 3 sẽ là phần nội dung chính cũng là tên của bài báo cáo “Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ – Hà Tĩnh”.




Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Phân tích, thiết kế và chuyên môn hóa công việc tại các khách sạn Nha Trang



Khách sạn chưa xây dựng được bản mô tả công việc cho nhân viên, chủ yếu là do trưởng các bộ phận phổ biến khi nhân viên vào làm chính thức. Ngoài ra, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên n thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu được đào tạo và huấn luyện thêm trong thời gian họ làm.


Lãnh đạo


  • Lãnh đạo: Chức năng lănh đạo của khách sạn được thực hiện khá tốt, nhưng chủ yếu là ở giám đốc và quản lý khách sạn.

  • Năng lực của đội ngũ lãnh đạo: Phần lớn các cán bộ lănh đạo của Long Beach đều có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Đặc biệt, quản lý khách sạn của Long Beach là một người rất giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Vì trước khi làm việc cho Long Beach thì đã có nhiều năm kinh nghiệm làm quản lý cho nhà hàng – khách sạn Hải Yến.

Kiểm tra


        Chức năng kiểm tra trong khách sạn được thực hiện khá tốt, nhất là trong việc quản


lý nhân sự, đôn đốc tinh thần làm việc của nhân viên, hàng tồn kho và các chi phí đầu


vào của khách sạn.


        Tóm lại, công tác quản trị của Long Beach được thực hiện khá tốt, nhưng vẫn còn


một số hạn chế trong quá tŕnh quản trị như chưa thực hiện được chế độ giao quyền cho nhân viên, chưa làm tốt trong khâu dự báo tình hình hoạt động của khách sạn.


Hoạt động nhân sự


        Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nên khách sạn Long Beach chưa có bộ phận


nhân sự chuyên nghiệp, các hoạt động tuyển chọn nhân sự đều do giám đốc khách sạn đảm nhận và tiến hành.


  • Tuyển dụng: Với phương châm đặt chất lượng lên hàng đầu nên công tác

tuyển chọn nhân sự của Long Beach khá chặt chẽ. Công tác tuyn dụng trải qua


các bước sau: (1) khách sạn thông báo tuyển nhân viên trên đài truyền hình và


tại khách sạn, (2) Nghiên cứu lý lịch, (3) Quản lý khách sạn trực tiếp phỏng


vấn, (4) Thông báo nhận người, ưu tiên cho những người có chuyên môn. Bên


cạnh đó vẫn c̣òn một số trường hợp các nhân viên trong khách sạn được tuyển


dụng thông qua sự quen biết. Nhưng nhìn chung công tác tuyển dụng luôn đạt được kết quả tuyển dụng như mục tiêu đề ra. Vì ngay tại Nha Trang có các trường đạo tạo trung cấp và trường cao đằng đạo tạo nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh.




Phân tích, thiết kế và chuyên môn hóa công việc tại các khách sạn Nha Trang

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Hương Sen



Đối tượng khách:


Đi tượng khách chủ yếu của khách sạn chính là khách du lịch theo đoàn, đặc biệt là khách của các nước Pháp, Ý, Mỹ, Anh, Úc và khu vực châu Á. Khách trong nước đến khách sạn đa số là khách của các cơ quan Đảng, nhà nước, tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh làm làm việc.


Khách sạn Hương Sen là một khách sạn đã có từ lâu đời nên lượng khách hàng thân thiết cũng khá đông và tương đối ổn định. Đồng thời với lợi thế khách sạn có vị trí thuận lợi nên cũng thu hút một lượng khách khá lớn lưu trú ở đây.


Khách sạn Hương Sen với tiêu chuẩn 3 sao đã đem đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho tất cả những du khách đã lưu trú tại đây. Vì vậy, các du khách này chính là kênh quảng cáo hiệu quả giúp cho khách sạn có thêm một lượng khách dồi dào. Nhưng vào tháng 1, đối tượng phục vụ chính của khách sạn là khách của Ủy ban nhân dân thành phố đến để hội họp hoặc làm vệc.


 


2.3.2 Đối thủ cạnh tranh:


Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, ngành công nghiệp khách sạn phát triển khá mạnh mẽ nên đồng thời sự cạnh tranh cũng diễn ra khá gay gắt. Việt Nam đã gia nhập WTO nên ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam mà lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn thì cũng chiếm số lượng được đầu tư khá lớn nên ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà trọ…ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó cho thấy sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn càng diễn ra gay gắt hơn nữa. Khách sạn Hương Sen cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh đó mà đối thủ cạnh tranh chính là các nhà trọ, khách sạn trong địa bàn thành phố và các hình thức lưu trú khác.


Khách sạn Hương Sen là khách sạn nhà nước nhưng cũng chịu ảnh hưởng khá lớn. Đây là một sự khó khăn đối với khách sạn nhưng đây cũng là động lực giúp cho khách sạn ngày càng hoàn thiện và cải tiến chất lượng dịch vụ để đem lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả du khách.


 




Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Hương Sen

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Vai trò và nhiệm vụ Nhà hàng của khách sạn Hương Sen



 


Với chức năng chính là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách tại khách sạn. Hoạt động kinh doanh nhà hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn, nó đảm bảo thỏa mãn tối ưu nhu cầu cấp thiết của khách du lịch và ngày càng đòi hỏi cao trong hoạt động lưu trú.


Ngoài ra, bộ phận F & B còn kinh doanh thông qua các hình thức khác như tổ chức tiệc cưới, sinh nhật v.v…Hoạt động kinh doanh nhà hàng không chỉ đóng vai trò đảm bảo uy tín với khách hàng mà còn thu hút khách đến với khách sạn và trong khách sạn đã mang lại doanh thu góp phần tăng lợi nhuận cho khách sạn.


 


  1. Dịch vụ cung cấp:

Nhà hàng của khách sạn Hương Sen cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong và ngoài khách sạn.


Đối với khách lưu trú tropng khách sạn: nhà hàng tổ chức buffet buổi sáng cho khách với các món ăn Châu Âu, Việt Nam. Buffet bắt đầu lúc 6 giờ sáng. Bên cạnh buffet, nhà hàng còn phục vụ cho khách các món ăn khác trong thực đơn theo yêu cầu – thông thường khách dùng các món uống nhanh.


Thời gian phục vụ khách bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc lúc 24h.


Ngoài không gian nhà hàng ở lầu 6, khách sạn còn dành không gian ngoài trời thoáng mát ở lầu 7 để phục vụ ước uống cho khách.


Đối với khách bên ngoài: ngoài việc buffet dành cho khách lưu trú, nhà hàng khách sạn Hương Sen còn cung cấp các dịch vụ cho khách bên ngoài với tiệc Buffet tối thứ 6 hàng tuần, nhận tổ chức tiệc cưới, tiệc sinh nhật, tiệc chiêu đãi và tổ chức các buổi hội nghị cho khách của Ủy ban nhân dân thành phố.


Đối với các dịch vụ trên khách sạn cũng đảm bảo phục vụ cho khách lưu trú có nhu cầu.


Lầu 8 của khách sạn là nơi khách thư giãn, giải trí bằng các dịch vụ massage, hồ bơi, phòng tập thể dục.


 


  1. Sơ đồ tổ chức:

Khách sạn Hương Sen phục vụ khách thường xuyên nhất là vào buổi sáng và buffet cuối tuần do đó số lượng nhân viên chính thức làm việc tại nhà hàng không nhiều. Đối với việc phục vụ tiệc nhà hàng luôn sử dụng nhân viên thời vụ. Ngoài ra còn có nhân viên công nhật – tính lương theo ngày, là những nhân viên hỗ trợ chính cho nhân viên chính thức


 




Vai trò và nhiệm vụ Nhà hàng của khách sạn Hương Sen

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lể tân khách sạn HarbourView



        Sảnh đón tiếp của Harbour View nằm ngay bên trái cửa ra vào chính của khách sạn, được thiết kế đủ rộng để đón khách và phù hợp với quy mô của khách sạn. Sảnh lớn của khách sạn Harbour View khác với các khách sạn khác bởi sự kết hợp khéo léo giữa quầy lễ tân, quầy bar, cửa hàng lưu niệm. Một bức tranh khổ lớn, những chiếc ghế sofa, ghế đệm cùng những chiếc gối xinh xắn bên cạnh những chiếc bàn nhỏ và những cây đèn sang trọng. Tất cả gợi cảm giác một không gian ấm cúng, thân mật như một phòng khách lớn.


        Trang thiết bị tiện nghi: quầy đón tiếp, tủ có ô để chìa khoá, thư tín cho khách có ghi số phòng, chìa khoá của khách có ghi số phòng, sổ sách phục vụ cho công tác đón tiếp (sổ đăng ký khách lưu trú, sổ đăng ký tạm trú, sổ nhật ký công việc…hai máy fax, các loại văn phòng phẩm, một máy thanh toán thẻ tín dụng, hai máy tính nối mạng nội bộ liên kết với các bộ phận khác tạo điều kiện cho nhân viên tổng hợp các thông tin, các hoá đơn thanh toán của khách một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn có sử dụng hệ thống mạng internet tạo hiệu quả cao trong làm việc. Được trang bị ALCATEL 4400 số, nên khách hàng có thể liên lạc điện thoại trong nước và quốc tế một cách nhanh nhất


        Trên mặt quầy có lọ hoa, bản đồ thành phố, danh thiếp khách sạn.


        Nhìn chung, cơ sở vật chất của b phận đều là những trang thiết b hiện đại, đẹp, được bài trí hài hoà, đối xứng trong kiến trúc…tạo m quan, th hiện được s tôn trọng khách hàng, văn hoá trong công tác đón tiếp. Điều này không ch tạo điều kiện cho nhân viên trong quá trình làm việc, phục v khách một cách nhanh nhất và chính xác nhất mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách. Tuy nhiên, cơ s vật chất đã có thời gian 10 năm nhiều trang thiết b đã xuống cấp. Đòi hỏi khách sạn phải có chính sách nâng cấp cơ s vật chất k thuật.




Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lể tân khách sạn HarbourView

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Xu hướng mới của thế giới và các khu du lịch ở Việt Nam hiện nay



Xu hướng mới của thế giới và các khu du lịch ở Việt Nam hiện nay là ngoài việc phát triển loại hình du lịch MICE là chủ yếu thì còn nổi lên loại hình mới là Famtrip. Đây là chương trình du lịch miễn phí dành cho lữ hành, cụ thể các nhà báo tới một hay nhiều quốc gia, một hoặc nhiều địa phương để làm quen với các sản


phẩm du lịch, nhằm khảo sát và đánh giá để xây dựng các chương trình du lịch và


viết báo tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch. Đây là một hình thức khá mới, tiết kiệm được chi phí trong việc nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch. Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung đang là một điểm du lịch có nhiều triển vọng trong tương lai nên cần phải chú ý đến việc phát triển loại hình này.


Thứ hai là lựa chọn thị trường mục tiêu


Thị trường mục tiêu là thị trường thích hợp nhất đối với tiềm năng của Quảng


Ngãi và hy vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Xuất phát từ thực trạng cơ cấu khách ở phần 2 mục I chương 2, ta có thể sử


dụng phương án lựa chọn thị trường mục tiêu trên cơ sở phân đoạn thị trường, sau


đó phân tích tiềm lực của mình và của cả đối thủ cạnh tranh để có thể chọn một vài phân đoạn thị trường mục tiêu. Với phương án như vậy, trong giai đoạn 2011 -


2020, thị trường mà tỉnh cần nhắm tới là các thị trường có mức chi tiêu cao Mỹ,


Pháp, ở khu vực châu Á có Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng chính là


thị trường khách quốc tế chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn 2001 -2010. Trên cơ sở


tận dụng những mối quan hệ có sẵn cũng như am hiểu về thị hiếu, nhu cầu của du khách mỗi nước, ngành du lịch tỉnh cần xây dựng các chiến lược tiếp thị đối với thị


trường mục tiêu này




Xu hướng mới của thế giới và các khu du lịch ở Việt Nam hiện nay

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Boulevard hotel Phu Quoc


 


Khách sạn Boulevard Phú Quốc được thiết kế sang trọng, rộng rãi, các tầng được lót thảm dọc hành lang, trang bị nội thất gỗ cao cấp, mang nhiều tiện ích và có mỹ thuật cao, khách sạn gồm 83 phòng với nhiều hạng phòng từ Luxury đến Suite. Phòng có view biển, view vườn, view hồ bơi. Quý khách sẽ bị thu hút bởi lối kiến trúc đẹp, sang trọng và không gian toàn khách sạn thông thoáng, cảm giác dễ chịu dành cho khách khi đến khách sạn lần đầu và lưu trú


Tiện nghi khách sạn


Cho thuê xe máy


Lễ tân 24/24


Dịch vụ giặt ủi


Sảnh chờ


Chỗ đậu xe ô tô


Máy tính miễn phí


Nhà hàng


Quán Bar


Wifi


Hồ Bơi


Ăn sáng Buffet


Phòng Hội Nghi


Tiện nghi phòng


Điều hòa nhiệt độ


Tivi Cáp


Minibar


Tắm đứng


Điện thoại


Máy nước nóng/lạnh


Bồn Tắm


Két Sắt


Khách sạn phù hợp cho


Du lịch tự túc


Du lịch gia đình


Du lịch Hội Họp


Superior/ Twin        2 khách        1.521.000 VND        1.450.000 VND


Superior Swimming Pool        2 khách        1.611.000 VND        1.500.000 VND


Superior Sea view        2 khách        1.701.000 VND        1.600.000 VND


Superior Family        2 khách        1.971.000 VND        1.700.000 VND


Deluxe        2 khách        2.655.000 VND        2.300.000 VND


Boulevard Family        4 khách        3.195.000 VND


Mùa cao điểm ( tháng 10 – tháng 5) hủy phòng từ 30-21 ngày trước ngày nhận phòng, phí hủy phòng: 50% tổng tiền phòng


Mùa thấp điểm( tháng 6 – tháng 9) hủy phòng từ 14-7 ngày trước ngày nhận phòng, phí hủy phòng: 50 % tổng tiền phòng


Mùa Lể, Tết: hủy phòng từ 60- 45 ngày trước ngày nhận phòng, phí hủy phòng: 50% tổng tiền phòng.




Boulevard hotel Phu Quoc

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Kinh nghiệm của đảo Sabah (Malaysia)



Với người địa phương, Kinabalu là ngọn núi thiêng. Người ta tin rằng linh hồn của tổ tiên họ đã an nghỉ trên đỉnh núi. Xưa kia, người ta thường đem lễ vật cúng trên núi, nay tục lệ ấy vẫn còn duy trì mỗi năm một lần. Du khách sẽ thử sức mình


khi leo núi giữa khung cảnh rừng nhiệt đới nguyên sinh um tùm để có thể bất ngờ


tìm thấy những dòng suối nước nóng bí ẩn. Để khám phá ngọn núi hùng vĩ này,


người leo núi cần chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn, túi ngủ, trang phục phù hợp, đèn pin, đặc


biệt cần đối phó với cái lạnh ở đỉnh núi vào buổi sớm vì nhiệt độ có thể xuống đến mức nước đóng băng. Thời tiết lý tưởng cho việc chinh phục ngọn Kinabalu là vào


tháng 4, vào những ngày trăng tròn sẽ cho du khách một cảm giác tuyệt vời hơn khi


ngắm cảnh vật. Đón bình minh trên “nóc nhà Đông Nam Á” cũng đem đến cho du


khách những cảm xúc khó quên.


Hàng loạt các khu bảo tồn thiên nhiên khác như khu bảo tồn đười ươi Sepilok tập hợp 200 con đười ươi. Đười ươi được cư dân trong vùng gọi một cách trìu mến


là “Người đàn ông hoang dã của Borneo”. Đặc biệt, Sabah còn nổi tiếng bởi loài


hoa Rafflesia Precei lớn nhất thế giới, du khách có thể chiêm ngưỡng những bông


hoa khổng lồ này tại Trung tâm hoa Rafflesia. Rafflesia là loài cây ký sinh, song


hoa của nó có đường kính tới 1,5m và nặng tới 10-12kg. Thật tuyệt vời khi ngắm


những bông hoa khổng lồ này nở bung trên các triền đồi, các sườn dốc. Có điều loài


hoa này có mùi rất hôi.


Sabah còn nhiều khung cảnh nên thơ được tạo bởi dòng Kinabatangan – con sông dài nhất của Malaysia. Dọc hai bờ sông về phía hạ nguồn là nơi tập trung động vật hoang dã lớn nhất của đất nước này. Đi thuyền trên sông, du khách có thể nhìn


thấy đời sống tự nhiên của đười ươi, khỉ lông đỏ và lông bạc, voi, cá sấu, rái cá và


khỉ Proboscis sinh sống trong khu vực đầm lầy ven sông.




Kinh nghiệm của đảo Sabah (Malaysia)

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Nhà cổ Tân Ký – Hội An



Vị trí: Tại 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. 





Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Ðặc điểm: Nhà cổ Tấn Ký không phải là một ngôi nhà cổ xưa nhất ở Hội An mà là ngôi nhà cổ có kiến trúc đặc trưng của loại nhà phố ở Hội An, được xây dựng cách đây gần 200 năm.



Nội thất nhà chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Tất cả đều không có cửa sổ. Thế nhưng, không giống như những ngôi nhà ống trên các dãy phố mới ở các đô thị mới ở Việt Nam hiện nay, nhà cổ ở Hội An không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt nhờ sự thông thoáng ở mặt tiền, mặt hậu và nơi giếng trời.


Căn nhà được dựng nên bởi những đường nét kiến trúc đa quốc gia. Ở đây có thể nhìn thấy những chi tiết của kiến trúc Nhật, thể hiện ở chi tiết trồng rường giả thủ. Kiến trúc Trung Hoa được đan xen với hình ảnh thanh kiếm vắt chéo cùng dải lụa. Kiến trúc Việt Nam cũng không thể thiếu trong căn phòng này thể hiện qua những đường nét kiến trúc trên tầng hai với mái âm dương.


Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. Nơi đây, đã có tới bảy thế hệ sinh sống. Theo đại diện của gia đình, Tấn Ký hiện là một trong số ít những những căn nhà cổ còn lại nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.


Ngoài vật liệu gỗ, gạch và đá cũng được sử dụng nhiều ở các chi tiết như sàn, ngoại thất, tường… được mang về từ Bát Tràng, Thanh Hóa, Non Nước… Căn nhà có hệ sàn đá rất bền theo thời gian. Sau nhiều lần nước lụt ngập mênh mông, đến khi nước rút, toàn bộ hệ sàn vẫn còn lại như chưa từng trải qua một biến cố nào.


Đến đây, khách tham quan còn có thể được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử, một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa. Nhưng đây là loại chén đặc biệt, khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa, không thái quá.


Năm 1985, Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia. Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa – Nhật – Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hoá” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.




Nhà cổ Tân Ký – Hội An

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ tại một khách sạn ở Phú Quốc



. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ:


Chất lượng dịch vụ là vấn đề luôn có được sự quan tâm của các nhà quản trị. Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ là rất khó khăn do đặc tính của dịch vụ khác với hàng hóa hữu hình, nó trừu tượng, vô hình. Có nhiều chuyên gia đã dày công nghiên cứu để đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá đúng đắn nhất nhưng đa số xoay quanh một số các chỉ tiêu sau đây:


Qua xem xét người ta đã đưa ra quan điểm của Berry và Para Suraman làm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ. Theo các ông thì có 5 chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng dịch vụ bao gồm: sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình.


* Sự tin cậy của dịch vụ: Khách hàng sẽ trông đợi sự cung cấp dịch vụ của nhà cung ứng với sự hứa hẹn mà nhà cung ứng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Đây là sự trông đợi của khách hàng bởi khách hàng không thể kiểm tra dịch vụ trước khi mua mà họ chỉ có thể cảm nhận chất lượng dịch vụ trong quá trình tiêu dùng dịch vụ đó.


* Tinh thần trách nhiệm: Đây cũng có thể coi như thái độ của nhà cung ứng đối với khách hàng là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Nếu có sai hỏng thì khả năng khôi phục nhanh chóng sẽ để lại cảm nhận tích cực trong khách hàng. Tinh thần trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong khâu phục vụ.


* Sự đảm bảo: Việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự, kính trọng khách hàng, giao tiếp có kết quả khiến cho khách hàng thực sự quan tâm và chỉ ra cho khách hàng có được sự yên tâm trong quá trình tiêu ding dịch vụ.


* Sự đồng cảm: Thể hiện sự hiểu được tâm lý nhu cầu khách hàng, chú ý quan tâm tới cá nhân khách. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu của khách hàng.


 


* Tính hữu hình: Là sự hiện diện làm việc của con người, cơ sở vật chất trang thiết bị và phương tiện thông tin cần thiết. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là phần chủ yếu phản ánh tính hữu hình của dịch vụ.




Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ tại một khách sạn ở Phú Quốc

Về Phú Quốc nghe kể chuyện đời



Ngày ấy, đảo Phú Quốc còn rừng rậm và nhiều động vật hoang dã. Trong nghề săn bắt, không ít thợ bắt chuyên lùng bắt rắn và với bất cứ thợ săn nào ở đây thì họ luôn cần cộng sự đắc lực là loài chó xoáy. Với đặc tính giỏi chiến đấu và biết đi săn, chó xoáy biết phát hiện con mồi cách xa hàng cây số, sau đó chủ động dồn mồi vào nơi có bẫy của thợ săn. Trong mỗi chuyến đi săn, các thợ săn đều mang theo bầy chó xoáy của mình đi cùng.


Theo lời kể lại vào một biểu chiều, khi một thợ săn đi đến khu vực suối Tranh thì bỗng nhiên đàn chó xoáy 6 con dừng lại, nhìn về hướng tảng đá mà sủa inh ỏi. Chúng gầm gừ và thỉnh thoảng lùi dần, tuyệt nhiên không dám lại gần. Tưởng chó gặp cọp, người thợ săn vác khẩu súng tiến lại gần xem sự tình. Khi đến nơi, anh ta như chết đứng, toàn thân lạnh ngắt, tay đã ôm súng mà không thể ngắm bắn.


Lúc người thợ săn phát hiện trước mình là con rắn hổ mây khổng lồ đang cuộn trên một tảng đá lớn cũng là lúc anh sợ hãi đến mức đứng chôn chân một chỗ. Con mãng xà dài thượt, thân mình lớn hơn cái phích nước! May thay, con rắn không làm gì người thợ săn. Thần trí hồi phục, anh ta quay đầu chạy bán sống bán chết về làng báo tin. Thấy khuôn mặt người thợ săn tái xanh tái mét, cắt không còn giọt máu, dân làng biết ngay anh ta đã đụng mặt “sát thủ rừng xanh”.


Sau khi cấp tốc bàn bạc, hơn chục trai tráng quyết định ôm súng, nỏ chạy vào suối Tranh để giết chết mãng xà vì đây là khu vực đông người đi rừng và khu dân cư, nếu để con rắn đó tồn tại thì sẽ rất nguy hại cho con người. Nhưng sau khi đoàn người tới nơi, con mãng xà đã không còn nằm trên tảng đá đó nữa. Nhưng thật bất ngờ vì 6 chú chó xoáy của người thợ săn vẫn đang gầm gừ và tập trung quanh một cái cây. Vừa lúc đó, mọi người hoảng hồn khi thấy đầu con mãng xà khổng lồ sà xuống gần mặt đất như muốn tấn công đám chó xoáy. Thì ra con rắn đã di chuyển lên cây và nó đang cuốn mình quanh thân cây này.


Mục đích ban đầu là đi tiêu diệt rắn, nhưng khi thấy rắn thì đám trai làng không còn dũng khí để tấn công mãng xà. Tất cả chỉ biết đứng ngây người nhìn đàn chó chiến đấu với rắn hổ mây. Cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt. Sau một hồi quần thảo, con rắn dường như đã bị cắn gãy sống lưng, phải nằm yên bất động. Tuy nhiên, hai con chó xoáy đã bỏ mạng vì dính phải nọc độc của rắn hổ mây. Chứng kiến hai “cộng sự” trung thành của mình hy sinh, người thợ săn không cầm được nước mắt. Cũng từ đó, người thợ săn này đã buông súng và bỏ nghề.




Về Phú Quốc nghe kể chuyện đời

Cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh lữ hành ở khu du lịch



Như đã trình bày ở trên, tại Việt Nam hiện nay có tới 86 hãng được phép kinh doanh lao động quốc tế, chưa kể có hàng trăm hãng kinh doanh du lịch nội địa. Phạm vi của nó kéo dài từ nam ra bắc, từ các đơn vị kinh tế nhà nước tới các đơn vị tư nhân. Điều đó cho thấy việc cạnh tranh của Công ty TIC là vô cùng khốc liêt. Trên thị trường các hãng cạnh tranh lành mạnh có, không lành mạnh có gây ra một tình trạng lộn xộn giữa các đơn vị kinh tế nhà nước với tư nhân. Trong hoàn đó, để tồn tại Công ty TIC đã có những lợi thế và những thách thức nào?


*Về mặt lợi thế:


Thứ nhất: đây là một công ty kinh doanh du lịch do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thành lập nên Công ty thừa hưởng nhiều ưu đãi nhất định về vốn, uy tín. Hoạt động của Công ty là kinh doanh nhưng lại mang tính chất xã hội với mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng, tham quan quốc tế trong cả nước, Công ty TIC có đủ tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc thu hút khách quốc tế vào Việt Nam và đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, tham gia vào các diễn đàn và hội chợ, gia nhập các tổ chức quốc tế về du lịch như PATAIAST… chính từ đây Công ty có khả năng mở rộng thị trường thu hút khách du lịch đồng thời quảng bá sản phẩm của mình.


Là một đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế, Công ty có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp chỉ kinh doanh nội địa là Công ty được làm đầu mối xin xét duyệt nhân sự xuất nhập cảnh cho cơ quan số lượng suất nhập cảnh. Chính vì thế ngoài các nhiệm vụ chính là tổ chức xây dựng các chương trình du lịch, Công ty còn tham gia làm các dịch vụ bổ sung như làm visa lưu niệm, đặt phòng khách sạn hay đặt vé máy bay…


Thứ ba: Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động và có trình độ đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch liên đoàn lao động Việt Nam, lại được sự lãnh đạo của ban Giám đốc giàu kinh nghiệm và có năng lực, điều này sẽ góp phần rất lớn trong quá trình hoạt động của Công ty.


 




Cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh lữ hành ở khu du lịch

Đặc điểm của thị trường du lịch quốc tế là gì?



Một đặc điểm tiếp theo của thị trường du lịch quốc tế đó là thị trường du lịch quốc tế chịu sự tác động của các điều kiện về kinh tế, điều kiện về giao thông, không khí hoà bình ổn định trong nước độ an toàn đối với khách. Tính ổn định của thị trường du lịch bị ảnh hưởng rất lớn bới các điều kiện trên. Cụ thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng châu á gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nước châu á đã làm cho người ta ít đi du lịch nước ngoài hơn. Người châu Âu chỉ thích đi du lịch các nước trong châu Âu và người châu á không muốn đi du lịch ở các nước ngoài châu á với lý do tiết kiệm chi phí. Người Mỹ sẽ ít đi du lịch ở các nước đạo hồi hơn vì lo ngại tình trạng khủng bố của phong trào Hồi giáo quá khích. Vì lý do đó thị trường du lịch Mỹ la tinh và vùng Caribe sẽ được lời nhờ thu hút được du khách Hoa Kỳ đến thăm do sự thuận tiện về mặt địa lý, tương đồng với văn hoá Mỹ và tình hình chính trị khá ổn định.


Du lịch được người ta ví như một ngành công nghiệp không khói. Ngành du lịch đã và đang góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ngành du lịch góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển… Chúng ta có thể tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý, kinh doanh du lịch ở một số nước như sau:


1. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.


Kinh nghiệm của “Cường quốc” Du lịch trên thế giới cho thấy, muốn phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.




Đặc điểm của thị trường du lịch quốc tế là gì?

Những điều mới lạ khi du lịch Chu Hải -Trung Quốc.



Đặc điểm nổi bật của chiến lược phát triển của thành phố Chu Hải là vận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có kết hợp với chính sách đầu tư cho du lịch để phát triển. Trong chiến lược ấy, yếu tố con người, yếu tố sản phẩm du lịch nhân tạo là quan trọng hơn. Trên thực tế, Chu Hải đã thành công trong việc sáng tạo và đưa các sản phẩm du lịch nhân tạo vào khai thác. Bởi lẽ, nếu Chu Hải chỉ đơn thuần dựa vào điều kiện tự nhiên, Chu Hải khó có thể thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm như hiện nay vì nếu so sánh với các địa phương khác ở Trung Quốc, điều kiện tự nhiên ở Chu Hải chưa phải là lý tưởng.


- Chu Hải tự xây dựng cho mình những danh hiệu hết sức ấn tượng như “thành phố hoa”, “thành phố màu xanh”, “thành phố lãng mạn”, “thành phố của tình yêu”, “thành phố mỹ nhân ngư”; hoặc xây dựng con đường đẹp nhất ven biển Chu Hải thành “con đường tình yêu” v.v. Đi đôi với việc xây dựng các danh hiệu ấy là chính sách quản lý, duy trì và phát triển danh hiệu. Trên thực tế, Chu Hải đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của để bảo vệ các danh hiệu của mình trước sự phát triển vũ bão của các địa phương khác trên đất nước Trung Quốc rộng lớn.


- Chu Hải đã tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.


- Chu Hải có tầm nhìn xa và rộng. Người Chu Hải không chỉ thu hút du khách đến một lần mà ngược lại khiến cho du khách coi vùng đất này là một điểm hẹn lý tưởng. Mặt khác, Chu Hải đã và đang muốn giới thiệu với thế giới về một Chu Hải năng động không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên, những bờ


biển lý tưởng v.v. mà còn là một thiên đường giải trí.




Những điều mới lạ khi du lịch Chu Hải -Trung Quốc.

Đầu tư du lịch – và những khâu quản lý



Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết toàn tỉnh hiện có 201 dự án về lĩnh vực du lịch, với tổng vốn đầu tư và đăng ký hơn 11.000 tỷ đồng. Trong số này có 181 dự án trong nước và 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện đã có 104 dự án đi vào hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn triển khai xây dựng và lập thủ tục đầu tư. Trong tổng số dự án đó thì Các bãi biển như Cửa Đại (Hội An), Hà My (huyện Điện Bàn), Biển Rạng (huyện Núi Thành), Bình Minh ( Thăng Bình) đã được quy hoạch và đang được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đón khách du lịch.


Công tác xúc tiến quảng bá du lịch


Công tác xúc tiến quảng bá, tiếp thị ngày càng được quan tâm đầu tư dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú, với việc tổ chức mùa du lịch biển vào mùa hè ở khu vực ven biển biển đảo như mùa du lịch biển Hội An, Hội An cảm xúc mùa hè, Lễ hội “Mùa du lịch biển Thành phố Tam Kỳ” được diễn ra hàng năm với các hoạt động văn nghệ, các trò chơi thể thao trên biển như lắc thúng, kéo rùng, biểu diễn âm nhạc, các trò chơi dân gian kéo co, nhảy bao bao…, các hoạt động có tác dụng kích cầu quảng bá tích cực cho du lịch biển đảo Quảng Nam trong nhiều năm qua với lượng khách tăng đột biến sau khi tổ chức các sự kiện này. Không chỉ vậy, hoạt động còn tạo điểm ấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch biển đảo Quảng Nam.


Đánh giá chung


Trong thời gian qua tình hình phát triển du biển Quảng Nam đã đạt những kết quả chủ yếu sau:


- Thị trường du lịch được mở rộng, sự đa dạng của các loại hình du lịch không ngừng tăng và được đa dạng hoá trên cơ sở phát triển thế mạnh tiềm năng tài nguyên du lịch.


- Lượng khách, thu nhập từ du lịch biển những năm gần đây thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương trong tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, trở thành động lực phát riển kinh tế xã hội, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Nam


- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang dần được xây dựng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch.


- Công tác đầu tư được chú trọng thu hút nhiều nguồn lực đầu tư,nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.


- Bộ máy tổ chức quản lý được kiện toàn, hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch


được hình thành và hoàn thiện từng bước tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển.




Đầu tư du lịch – và những khâu quản lý

Du lịch biển đảo Việt Nam – những tiềm năng chưa được khai thác hết



Du lịch biển, đảo không những tạo thêm nhiều việc làm phổ thông cho những người trình độ thấp mà còn tạo thêm nhiều việc việc làm cho những người có trình độ cao, như các nhà quản lý,chuyên viên, hướng dẫn viên du lịch…


Du lịch biển, đảo nói riêng và các loại hình du lịch nói chung thường thu hút được nhiều khách nước ngoài, cũng như khách nội địa.Tạo nguồn thu hút lượng ngoại tệ rất lớn cho nền kinh tế.Nếu nhìn một cách xuyên suốt, thì tạo thêm động lực cho hệ thống các dịch vụ ngân hàng kinh doanh và phát triển.


Hệ thống dịch vụ, mạng lưới giao thông sẽ phát triển hơn khi nhu cầu đi lại của hành khách tăng lên.Dần dần hình thành các tua du lịch riêng biệt và chuyên nghiệp hơn.


Các loại hình công ty đầu tư và kinh doanh du lịch phát triển nhiều và hình thức phong phú và đa dạng hơn, sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu.Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.


Du lịch biển, đảo và phát triển các lĩnh vực xã hội


Du lịch biển, đảo nói riêng và ngành du lịch nói chung thuộc ngành kinh tế dịch vụ. Nó có tác động rất lớn đến các lĩnh vực văn hóa xã hội.


Các loại hình phát triển dịch vụ du lịch sẽ là cơ hội cho nước bản địa quảng bá hình ảnh đất nước của mình, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thương mại quốc tế.


Phát triển du lịch là động lực thúc đẩy sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị nghệ thuật dân gian…Nó tạo nên sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các vùng miền, cũng như các nước ngoại địa, tạo nên tính đa dạng, và sít lại gần nhau hơn của các cộng đồng dân cư.


Để hoạt động du lịch thu được hiệu quả cao, các tổ chức kinh doanh du lịch đã thực hiện các phương án đào tạo tiếng Anh, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, sử dụng máy vi tính, các kỹ năng tổ chức và biểu diễn… nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng phục vụ khách du lịch. Qua các dự án này dân cư có thêm nhiều cơ hội được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến, học hỏi, nâng cao trình độ.




Du lịch biển đảo Việt Nam – những tiềm năng chưa được khai thác hết

Khai thác nền văn hóa bản địa tại VQG Núi Chúa trong phát triển du lịch



Theo ước tính trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch Châu Âu đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày một nhiều. Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước Công nghiệp cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp. Khi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “ Khác lạ”, đặc biệt là VHDG của làng (Paley) , cộng đồng của các cư dân “nông nghiệp”, du khách luôn cảm thấy mới lạ, bất ngờ. Vì vậy VHDG tạo ra tính hấp dẫn, tạo lực thu hút với khách du lịch. Dân cư ở VQG Núi Chúa gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm 75%, người Raglay chiếm 22%, người Chăm chiếm 3% và một số rất ít hộ người Hoa. Đây là một thế mạnh rất lớn để phát triển DLST tìm hiểu nền văn hóa của các cộng đồng địa phương. Sau đây là một số hoạt động nên đẩy mạnh phát triển tại VQG Núi Chúa mà chủ yếu tập trung vào người Chăm và người Raglay:


+ Người Chăm: VHDL của người Chăm – Ninh Thuận phong phú, đa dạng. Nơi đây người Chăm vẫn còn bảo lưu truyền thống và tập tục của mình. Ngoài di tích đền tháp, người Chăm còn có gần 80 lễ hội khác nhau. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng thường diễn ra trong năm. Nhiều lễ hội dân gian còn gắn với đền tháp, thánh đường Hồi giáo; và các lễ cưới, mừng, nhà mới, trong đó nổi bật là lễ hội Katê.


Cùng với di tích đền tháp Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt và gốm. Nghề thủ công này không chỉ biểu diễn cho du khách xem kỹ mà quan trọng là sản xuất ra sản phẩm thủ công làm đồ lưu niệm mang sắc thái riêng từng vùng. Điều hấp dẫn ở mặt hàng thủ công Chăm không phải là đồ lưu niệm trưng bày trong tủ kính như các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội) mà mặt hàng được sản xuất ngay tại làng (Paley) Chăm. Du khách được xem trực tiếp thợ dệt vải, nhuộm chàm quay xa, làm gốm những thao tác lao động cách đây gần 2 – 3 thế kỷ nhưng vẫn đạt đến độ điêu luyện, tinh xảo làm cho du khách thán phục. Du khách có thể mua ngay sản phẩm thủ công để làm quà lưu niệm về tặng bạn bè, người thân. Từ đây, khi VQG mở các tour du lịch tại đây nên liên kết với các làng nghề với khu vực lân cận (Bầu Trúc).


Văn hóa ẩm thực, một thành tố của VHDG, là đối tượng được du lịch chú ý khai thác. Người Chăm thường tổ chức nhiều lễ hội và đây là dịp để họ dâng cúng những món ăn vật lạ cho thần thánh. Mỗi loại lễ, mỗi vị thần người Chăm đa dạng, đặc biệt là món bánh (Sakaya) rượu chung cất từ gạo nếp (Tape thanh). Các món bánh gói, lót bằng lá chuối và các đặc sản trái cây của vùng nhiệt đới. Các món ăn trên thường chế biến theo cách riêng phù hợp với đặc điểm từng dân tộc Chăm nên sẽ lạ miệng và hấp dẫn du khách.


+ Người Raglay: Khách du lịch đến Núi Chúa có thể tìm hiểu nền văn hóa đặc sắc của người dân tộc Raglay. Tại đây du khách có thể tham gia vào các lễ hội của người Raglay như lễ Đặt tên, và tìm hiểu phong tục ngủ thảo của người Raglay. Bên cạnh đó, khách du lịch có thể nghỉ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa, thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglay sống bên cạnh khu bảo tồn.


 




Khai thác nền văn hóa bản địa tại VQG Núi Chúa trong phát triển du lịch

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Một số trang phục đặc biệt của người Chăm



1. Trang phục trong tang lễ: Trong tang lễ, cũng như trang phục liệm cho người chết, người Chăm thường sử dụng màu trắng. Trang phục đem theo cho người chết thường được phân chia theo tuổi tác và giai cấp. Nếu người chết thuộc giai cấp quí tộc khi chết đi thì được làm đám tang “4 thầy paseh” thì quần áo được đem theo là 5 bộ hay 9 bộ. Nếu người chết thuộc tầng lớp bình dân thì chỉ được cử hành đám tang “2 thầy paseh” thì quần áo đem theo là 4 bộ. Mỗi bộ quần áo Chăm được qui định theo trang phục đàn ông và đàn bà. Một bộ trang phục đàn bà bao gồm: khăn đắp màu âm và khăn đắp màu dương: loại khăn khác mang màu âm và khăn đắp mang màu dương, khăn đội, áo dài Chăm, áo sah kamay; váy, khăn mặc có may cạp váy biyon: dây quấn người chết. Còn bộ trang phục cho đàn ông khi chết là áo sah likey: váy, chăn mặc là loại chăn “khan bar jih” hoặc “khan marang”; khăn đội đầu người chết đàn ông là khăn có may cạp vải đính tua đỏ hoặc loại khăn thường, dây thắt lưng và dây quấn người chết.


2. Trang phục trong ngày cưới: Trong ngày cưới kể cả cô dâu chú rể đều mặc trang phục truyền thống trong nghi lễ. Nữ mặc áo dài, mặc váy đội khăn. Nam cũng vậy, mặc váy áo lah đàn ông, đội khăn che mặt. Áo váy cưới có dệt hoa văn đẹp. Áo cưới có nhiều màu khác nhau như trắng, xanh, đỏ, vàng… nhưng trong nghi lễ phải mặc áo trắng. Trong ngày cưới, cô dâu chú rể đeo nhiều đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, xâu chuỗi.


3. Trang phục trong ngày hội: So như ngày cưới, trong ngày hội thì trang phục Chăm đa dạng và lộng lẫy hơn. Ngoài trang phục chức sắc, tu sĩ tín ngưỡng, tôn giáo với màu áo trắng khăn đỏ truyền thống không được thay đổi thì các chàng trai, cô gái Chăm lại mặc áo truyền thống với nhiều màu sặc sỡ, tinh nguyên (màu trắng, đỏ, xanh, vàng…) Trong ngày hội để tăng thêm nét đẹp cho bộ đồ truyền thống của mình, những thiếu nữ Chăm ngoài đeo hoa tai có đính tua vải màu đỏ, đeo nhiều còng tay, nhẫn vàng, họ còn choàng lên vai, vắt chéo qua ngang ngực và lưng một dãi băng ngang, trên đó có dệt hoa văn đẹp mắt góp phần tăng thêm vẻ đẹp độc đáo của áo dài Chăm. Ngày hội chính nơi hội tụ, là dịp để cho người Chăm phô ra tất cả những kiểu dáng và màu sắc của trang phục. Trang phục Chăm đến lượt mình cùng với nghệ thuật khác góp phần tô thêm cho ngày hội Chăm một sắc màu độc đáo, có bản sắc riêng.


Tóm lại: Ngày nay trang phục Chăm có nhiều biến đổi, trang phục truyền thống của vua chúa Chăm, giai cấp quí tộc đã biến mất, chỉ còn một số ít được sử dụng trong các lễ tục cúng tế nhưng nó đã lai căng nhiều kiểu trang phục của vua chúa phong kiến Trung Hoa và Việt Nam. Ngày nay trang phục truyền thống của người Chăm chỉ còn sử dụng ở các cụ già và các vị chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng. Trang phục giới trẻ người Chăm hiện nay đang hướng dần ảnh hưởng trang phục phương Tây. Thanh niên Chăm thường mặc quần tây, áo sơ mi: ngoài phần lớn phụ nữ Chăm còn giữ được trang phục truyền thống còn lại một số phụ nữ trẻ Chăm đã bắt đầu thay dần cái váy bằng cái quần tây, quần jean và áo sơ mi. Họ chỉ sử dụng trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội.


Trang phục truyền thống Chăm đa dạng trong sắc thái biểu hiện. Nó đã trãi qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau, cùng ảnh hưởng nhiều yếu tố văn hoá khác nhau. Cho đến nay, mặc dù có nhiều sự biến đổi, lai căng và có nhiều sự tác động, ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài nhưng trang phục Chăm vẫn còn lưu giữ một phong cách riêng, phong cách ấy đã góp phần quan trọng hình thành nên bản sắc văn hoá Chăm mà không lẫn lộn được với các dân tộc khác.




Một số trang phục đặc biệt của người Chăm

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Tìm hiều sông Đồng Nai



Chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ, sông Đồng Nai có một vị trí khá quan trọng về mặt tài nguyên nước, nguồn điện năng và về mặt giao thông thủy.


Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên Lang Biang (Nam Trường Sơn) ở độ cao 1.770m. Cao nguyên Lang Biang gồm nhiều đồi đỉnh tròn. Có những đỉnh cao như Lâm Viên 2.167m, Bi Đúp 2.287m. Thung lũng hiện nay là rừng cây thưa, mặt dốc, các sườn phủ cỏ cao và dày. Độ dốc các sườn núi thường là 20 – 25%.


Hướng chảy chính của sông là đông bắc – tây nam và bắc – nam. Sau khi hợp hai nhánh Đa Nhim và Đa Dung, sông Đồng Nai vòng bao lưu vực sông La Ngà, chảy qua nhiều thác ghềnh, mà thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An cách Biên Hòa 30km. Qua Trị An, sông Đồng Nai chảy vào đồng bằng. thượng lưu thác Trị An, sông Đồng Nai có nhánh lớn La Ngà gia nhập, với diện tích lưu vực 4.100km2. Ở hạ lưu thác Trị An, lại nhận thêm nhánh sông Bé với diện tích lưu vực 8.200km2. Đại bộ phận các lưu vực này là đất phong hóa từ đá bazan có độ phì cao và có khả năng giữ độ ẩm đủ cho cây trồng trong mùa khô. Độ cao của các lưu vực thay đổi từ 80 đến 200m. Sau khi qua thác Trị An, sông Đồng Nai đi vào đỉnh tam giác châu và trở nên rất thuận lợi cho giao thông thủy. Về phía tây lưu vực có sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản chảy song song với sông và đổ vào sông Đồng Nai. Từ thượng nguồn đến hợp lưu với sông Sài Gòn, dòng sông chính dài khoảng 530 km. Đoạn sông Đồng Nai từ đó đến chỗ gặp sông Vàm Cỏ có tên là sông Nhà Bè. Đoạn này dài khoảng 34 km. Sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ chảy trong đồng bằng thấp nên thủy triều ảnh hưởng lên đến tận nguồn. Cũng có ý kiến cho rằng sông Vàm Cỏ trước đây là phân lưu của sông Cửu Long, về sau sông chuyển dòng về phía tây nam.


Hệ thống phân lưu ở cửa sông Đồng Nai rất phức tạp giữa vùng cửa Xoài Rạp và mũi Ô Cấp hai bên bán đảo Cần Giờ, với những diện tích rộng lớn chằng chịt rừng tràm, rừng đước.


Toàn bộ chiều dài sông Đồng Nai đến cửa Xoài Rạp ước khoảng 586km, diện tích lưu vực cho đến ngã ba Lòng Tàu là 29.520 km2. Độ dốc trung bình của lưu vực là 0,064. Mật độ lưới sông thay đổi từ 0,64 km/km2 đến xấp xỉ
2 km/km2.


Nguồn tài nguyên nước phong phú. Lưu vực sông Đồng Nai có lượng mưa tương đối phong phú với trung tâm mưa lớn nhất tại Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh. Lượng mưa đạt tới
2.876 mm mỗi năm. ở thượng nguồn lưu vực phía nam cao nguyên Lang Biang, lượng mưa vào loại trung bình: 1.300 mm đến 1.800 mm. Sau cao nguyên Di Linh, lượng mưa có giảm, nhưng vẫn còn phong phú từ 2.000 đến
2.300 mm.


Tính trung bình, hằng năm trên lưu vực lượng mưa đạt xấp xỉ 2.300 mm. Mùa mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Có một số vùng mùa mưa bắt đầu sớm hơn, từ tháng IV, như Đà Lạt, Liên Khương, Di Linh, Bảo Lộc.


    Tháng có lượng mưa lớn nhất thay đổi theo vùng, có nơi là tháng VII, tháng VIII, có nơi là tháng X. Trong biến trình lượng mưa tháng trong năm có một số vùng thể hiện thêm một cực đại vào tháng V, nhấtlà ở vùng phía nam cao nguyên Lang Biang.


    Lượng mưa phong phú đã cung cấp một lượng nước mặt phong phú. Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m3 nước, ứng với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km2. Tuy nhiên, dòng chảy phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà có dòng chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km2. Lưu vực sông có dòng chảy trung bình, đạt xấp xỉ 30 l/s.km2. Vùng thượng nguồn sông Bé, sông Đồng Nai có dòng chảy nhỏ hơn hết, chỉ đạt 20 – 15 l/s.km2. Cá biệt có nơi như lưu vực Đa Quyn dòng chảy năm chỉ đạt xấp xỉ 18 l/s.km2.


 


 




Tìm hiều sông Đồng Nai

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Du lịch Việt Nam – đa dạng hình thái



+ Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục… gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.


Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ….


Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ),




Du lịch Việt Nam – đa dạng hình thái

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Thành phố với những tiềm năng du lịch nổi bật khác



Thành phố Phú Quốc là đô thị loại 2. Trong 20 năm đổi mới, nhất là từ những năm đầu thế kỉ XXI, sụ phát triển với tốc độ cao của kinh tế xã hội đã làm cho thành phố thay đổi nhanh. Sự hình thành các khu công nghiệp mới, những tăng trưởng trong sản xuất than, cơ khí, thủ công nghiệp và xuất khẩu hải sản, trong kinh tế cảng biển, đóng tàu, giao thông vận tải và thương mại đã làm cho đơì sống xã hội sôi động, mức sống của nhân dân, kể cả vật chất lẫn tinh thần đều được nâng cao cho các tiềm năng du lịch được khai thác và hoàn thiện.


*Về văn hoá:


Thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch có giá trị


Đó là khu di tích và danh thắng núi Bài Thơ, nhiều công trình văn hoá của thành phố như Cung văn hoá lao động Việt-Nhật, Cung văn hoá thiếu nhi, Bảo tang Kiên Giang, Nhà thi đấu thể thao, … là những điểm tham quan có giá trị. Về phía Tây thành phố là khu di tích và danh thắng chùa Lôi Âm-hồ Yên Lập với những ngọn tháp từ thời Lê và những đảo đẹp, những cánh rừng thông quanh năm xanh tươi rất phù hợp với nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thú của du khách.


*Về thiên nhiên:


Các cảnh quan tự nhiên của thành phố được bảo tồn và từng bước xây dựng các khu du lịch sinh thái, như khu du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đán nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh thái Phú Quốc và công viên Lán Bè đang được chuẩn bị xây dựng, mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày cang tăng của du khách.




Thành phố với những tiềm năng du lịch nổi bật khác

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái



Moïi hoaït ñoäng cuûa du lòch sinh thaùi ñeàu höôùng tôùi muïc tieâu laø baûo veä tính beàn


vöõng cho neân ngoaøi ñoøi hoûi phaûi coù nhaän thöùc cao, kinh nghieäm toå chöùc vaø quaûn lyù chaët cheõ thì nhaát thieát phaûi coù söï tham gia cuûa coäng ñoàng ñòa phöông mang laïi lôïi ích cho coäng ñoàng ñòa phöông.


Veà maët ñaïo ñöùc vaø coâng baèng xaõ hoäi: Coäng ñoàng ñòa phöông chính laø chuû nhaân thaät söï cuûa caùc nguoàn taøi nguyeân du lòch (caû taøi nguyeân du lòch thieân nhieân vaø


 


 


taøi nguyeân du lòch nhaân vaên) maø ngaønh du lòch döïa vaøo ñeå thu huùt du khaùch cho neân hoï coù quyeàn tham gia vaø höôûng lôïi thu ñöôïc töø hoaït ñoäng maø ngaønh du lòch ñem laïi. ÔÛ nhöõng khu vöïc ñöôïc quy hoaïch thaønh khu du lòch sinh thaùi, moâi tröôøng soáng, phöông thöùc toå chöùc saûn xuaát truyeàn thoáng cuûa coäng ñoàng ñòa phöông thöôøng ít nhieàu ngaên caám hoaëc haïn cheá nhö: Khoâng coøn ñöôïc töï do chaët caây, phaù röøng laøm raãy, vieäc khai thaùc vaø ñaùnh baét haûi saûn haïn cheá… Do ñoù thu nhaäp cuûa cuoäc soáng vaø vaán ñeà toàn taïi cuûa coäng ñoàng ñòa phöông ñe doaï vaäy ngaønh du lòch seõ khai thaùc ñöôïc trong khu vöïc ñang tranh chaáp?


Chæ coù theå giaûi quyeát vaán ñeà naøy baèng söï tham gia cuûa coäng ñoàng ñòa phöông vaø chia seû lôïi ích töø du lòch: töø nguoàn thu nhaäp naøy nhaèm buø ñaép cho coäng ñoàng ñòa phöông, giuùp hoï ñònh höôùng ñöôïc cuoäc soáng cuûa chính mình töø ñoù taïo cho hoï coù thöùc khoâng xaâm phaïm vaø huûy hoaïi nguoàn taøi nguyeân moâi tröôøng maø ngöôïc laïi coøn coù thöùc baûo veä nguoàn sinh soáng cuûa chính hoï. Ñieàu naøy coù taùc duïng maïnh meõ vaø nhanh choùng hôn laø vieäc tuyeân truyeàn raàm roä veà vieäc baûo veä moâi tröôøng chæ mang tính lyù thuyeát. Khi nhaän thöùc caùc vaán ñeà moät caùch roõ raøng thì coäng ñoàng ñòa phöông seõ töï giaùc khoâng chaët caây, phaù röøng vaø saên baét thuù nöõa. Do ñoù vieäc baûo veä moâi tröôøng töï nhieân vôùi cuoäc soáng cuûa coäng ñoàng ñòa phöông coù söï gaén boù höõu vôùi nhau. Coäng ñoàng ñòa phöông seõ caûm nhaän ñöôïc chính hoï laø ngöôøi chuû thöïc söï, laø ngöôøi baûo veä trung thaønh caùc giaù trò quyù giaù cuûa thieân nhieân, goùp phaàn gìn giöõ nguoàn taøi nguyeân du lòch cho söï phaùt trieån beàn vöõng vaø chính hoï laø nhöõng ngöôøi taïo cho du lòch nhöõng thuaän lôïi ñaëc bieät ñeå phaùt trieån.




Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Hải Phòng



Nhìn chung, lao động làm việc trong ngành du lịch Hài Phòng nói chung và vùng biển Hải Phòng nói riêng ít được đào tạo chuyên môn nghiệp v một cách có h thống. Trình đ nghiệp v, ngoại ng, tin học… chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Theo báo cáo của S du lịch Hải Phòng hiện có 24.300 lao động làm việc trong ngành du lịch thì có tới gần 70% s lao động này làm việc cho du lich biển Hải Phòng trong s những ngưòi này thì có tới 50% không qua đào tạo. Theo cán b s du lịch thành ph Hải Phòng ước tính, ngành du lịch Hải Phòng còn thiếu 30- 40% lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch còn v chất lượng của lao động thì con s này cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhân rằng: trong một s doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, một s doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, đội ngũ lao động được qua đào tạo các trường lớp, đào tạo tại ch, hoặc gửi đi đào tạo nước ngoài nên chất lượng có tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và được đánh giá khá tốt.


Du lịch mang tính thời v rất cao nên ảnh hưởng lớn đến việc s dụng lao động và tr lương cho lao động. Thông thường các cơ s kinh doanh du lịch theo mùa s dụng một s lao động nhất định làm việc quanh năm, s còn lại hợp đồng theo thời v, theo tháng theo ngày. đây nẩy sinh ra một mâu thuẫn mà trong ngành du lịch chưa khắc phục được đó là s lao động hợp đồng theo thời v có trình đ chuyên môn không cao nên ảnh hưởng đến chất lượng phục v trong ngành du lịch.




Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Hải Phòng

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc



Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, s dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch đây được đặt dưới s quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với s tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng.Với s quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với s tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch đây tuân theo quy luật của th trường nhưng có một s định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có s tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm v các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lch, l hành, văn hoá, môi trường… Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát trin du lịch là việc gìn gi bản sắc dân tộc, bảo v môi trường, bảo v cảnh quan du lịch.


các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ s lưu trú, dịch v phục v du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tưng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các t nạn xã hội… Chính quyền tỉnh h tr cư dân địa phương phát triển các ngành ngh truyền thống bằng cách m các lớp đào tạo ngh thu công, cho vay vốn tạo dựng c s sản xuất th công….chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đ việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.




Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Du lịch biển với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam



Thực trạng phát triển du lịch biển trong những năm gần đây cho thấy, vùng biển hàng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trên 50% số lượt khách du lịch nội địa, khoảng 70% tổng thu nhập từ du lịch của cả nước. Dọc ven biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. 


Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (TCDL) thì du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho dù những kết quả hoạt động du lịch đã mang lại những bước tăng trưởng quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện trong tỉ trọng GDP của ngành trong nền kinh tế, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an ninh quốc phòng. Nếu so sánh với GDP cả nước, tổng thu nhập du lịch bình quân từ năm 2000-2008 chỉ chiếm khoảng 4,15%/năm, trong đó thu nhập từ du lịch biển đảo chiếm khoảng 38% tổng thu nhập du lịch. Năm 2005 cao nhất chiếm 5,23%, năm 2003 thấp nhất chiếm 3,58%/năm…


Thu nhập từ du lịch dưới 6%/năm trong GDP thì không thể là ngành kinh tế mũi nhọn được.


Điều đáng mừng là mục tiêu thu nhập du lịch đạt 2 tỉ USD năm 2005 và đạt 4-4,5 tỉ USD năm 2010 của Chiến lược đã hoàn thành cơ bản (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2005 thu nhập DL đạt 2,3 tỉ USD, năm 2008 đã đạt trên 4 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/năm). Nếu xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ trong cả nước, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 55%, có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông và dịch vụ tài chính. So với việc xuất khẩu hàng hóa năm 2008, doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là dầu thô, dệt may, giày da và thủy sản. Nhưng với tư cách là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, “xuất khẩu vô hình” thì ngành du lịch có thể đem lại kết quả kinh tế cao hơn và tạo nhiều việc làm có thu nhập cho xã hội.




Du lịch biển với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam