Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

KHUYẾN MẠI TOUR DU LỊCH TRĂNG MẬT


Công ty cần áp dụng chương trình khuyến mại chung của mình với dịch vụ du lịch mới này. Vào các dịp ngày lễ, ngày tết hoặc vào mùa du lịch, công ty cần có một số chính sách khuyến mại cho một số tour du lịch đặc biệt. Các biện pháp khuyến mại có thể là giảm giá, thêm các điểm thăm quan mà vẫn giữ giá tour như cũ…


Đặc biệt đối với dịch vụ du lịch mới là tour du lịch trăng mật này, công ty nên khuyến mại cho các đôi uyên ương một bữa ăn đêm lãng mạn, một chai rượu sâm banh nồng nàn chỉ dành riêng cho hai người trong phòng. Với bữa ăn đêm miễn phí, trong một khung cảnh lãng mạn, các cặp uyên ương sẽ vô cùng hài lòng với sự phục vụ của công ty.


Hiện nay chúng ta đã có kênh truyền hình dành riêng cho du lịch trên hệ thống cáp của Đài truyền hình Việt Nam. Công ty nên tận dụng điều kiện này để thực hiện một số chính sách PR, để lại ấn tượng trong khán giả.


Công ty có thể tài trợ cho một chương trình thời sự hoặc phim tài liệu về du lịch trên truyền hình, vừa giới thiệu được cảnh đẹp đất nước, vừa quảng bá cho hình ảnh công ty.


Ngoài ra, công ty có thể đăng các bài báo, phóng sự về du lịch lên trang web của mình hoặc lên một số tờ báo chuyên về du lịch.


Công ty cần có chính sách khuyến khích nhân viên, đội ngũ cộng tác viên thu hút thêm khách hàng với công ty. Bên cạnh việc hỗ trợ các công cụ để đội ngũ này có thể làm việc chuyên nghiệp, công ty cần có các chính sách thưởng hấp dẫn cho những người làm tốt như mức thưởng bậc thang chứ không cố định tại một mức. Như vậy sẽ có hiệu quả rất tốt với những người tham gia, đồng thời cũng đem lại không ít lợi nhuận cho công ty.


Đối với các cộng tác viên chuyên nghiệp, có đóng góp lớn cho công ty, công ty có thể tuyển dụng trực tiếp và cho hưởng một mức lương cao ngay từ khi vào chứ không phải hưởng một mức lương bình thường của những người mới vào công ty. Đồng thời công ty tiếp tục khuyến khích họ thu hút thêm khách hàng cho mình.




KHUYẾN MẠI TOUR DU LỊCH TRĂNG MẬT

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thực trạng hoạt động Marketing của VPTOUR


Bộ phận Marketing này là chiếc cầu nối giữa người khách hàng và các nguồn lực bên trong của VPTOUR. Hoạt động Marketing có chức năng làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường, xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với diễn biến của thị trường, với kế hoạch kinh doanh của Công ty, với thời vụ. Tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến( tuyên truyền, quảng cáo, kích thích khách hàng tiêu dùng dịch vụ của Công ty mình)


Trong những ngày đầu mới thành lập đội ngũ nhân viên còn ít nên hoạt động Marketing nhỏ hẹp, thị trường tập trung vào đối tượng khách hàng quen biết.


Ngày càng phát triển cùng với đội ngũ nhân viên ngày càng lớn mạnh thì hoạt động Marketing ngày càng rõ rệt thể hiện từ đầu những năm 2008 đến nay như sau:


Công tác nghiên cứu, mở rộng kinh doanh du lịch Tuần Trăng Mật


+) Công ty đã chia nhỏ và lựa chọn ‘khe hở’ của thị trường du lịch Tuần Trăng Mật, khách hàng có khả năng thanh toán ở mức độ khá trở lên. Đoạn thị trường này rất khả quan, tạo ra sự khác biệt với các công ty khác tránh được đối thủ cạnh tranh hiện tại.


+) Danh mục sản phẩm: có đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cơ bản và có nhiều loại phù hợp với nhu cầu đa dạng cũng như khả năng thanh toán của khách. Trang thiết bị đầy đủ, thuận tiện, dễ sử dụng đảm bảo cung cấp được dịch vụ có chất lượng tốt đến với khách hàng.


+) Chính sách giá của Công ty được áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với từng đối tượng khách. Gía của các tour Du lịch và các cuộc hội thảo thường với chất lượng đảm bảo mà giá lại cạnh tranh với các Công ty khác.


+) Không những vậy Công ty đã tận dụng triệt để mối quan hệ của mình với các ban ngành và rất chú trọng việc tạo lập phát triển các mối quan hệ với các đơn vị, công ty, chính quyền các tỉnh,… những tổ chức mang lại nguồn khách chủ yếu cho Công ty mình.


+) Công ty đã thực hiện hoạt động quảng cáo khá thành công tạo ấn tượng cho khách qua việc xuất hiện hàng loạt logo Công ty in trên các bao bì, công văn, giấy tờ, đồ lưu niệm tặng khách, Lịch tết hàng năm… Đặc biệt các thông tin về Công ty và dịch vụ cung cấp trên trang web riêng, và trang web liên kết với trang web của Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội đã có tác động tích cực đến quá trình tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua của khách hàng.


Hơn nữa, VPTOUR còn thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị khác từ đó tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Công ty của mình.




Thực trạng hoạt động Marketing của VPTOUR

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Lựa chọn thị trường cho phát triển du lịch bền vững.


Để phát triển du lịch bền vững thì việc lựa chọn thị trường khách là rất quan trọng, nó là yếu tố quyết địnhđến sự phát triển ngành du lịch. Các thị trường lớn về khách du lịch tới Việt Nam chủ yếu là các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,các nước TâyÂu và Hoa kỳ,… để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan chúng ta cần phải làm những công việc sau :


- Cần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệunâng cao hình ảnh về du lịchQuảng Bình nói chung, các giá trị và tiềm năng phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng một cách rộng rãi hơn.


- Tăng cường quan hệ với các hãng thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trong nước và nước ngoài để hỗ trợ và xúc tiến quảng bá hình ảnh VQG Phong Nha –Kẻ Bàng ở trong nước cũng như ra nước ngoài, vừa thu hút vốn đầu tư vừa thu hút khách du lịch Quốc tế.


- Tích cực tham gia “Con đường Di sản Miền Trung”,kết nối với các Disản Văn hóa Thế giới Cố đô Huế,Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Di sản Văn hóa Thế giớiThánh địa Mỹ Sơn. Hiện nay, badi sản này đã có thương hiệu mạnh đối với khách nước ngoài;thời gian qua, số lượng khách nước ngoài đến đây rất đông, chiếm tỷlệ cao trong tổng số du khách.Quá trình tham gia phối hợp này sẽ tạo thành một liên kết hữu cơ các Di sản trên dải đất Miền Trung,hỗ trợ cho nhau trong quảng bá tiếp thị. Với mục tiêu là làm thế nào để khách đến với Miền Trung đều phải đến với cả bốn Di sản này, dần dần nâng cao vị thế và hình ảnh các Di sản thế giới trong phát triển thị trường khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Quốc tế.


-Chủ động tổ chức,tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội thảo Quốc tế và khu vực về du lịch; xuất bản nhiều hơn các ấn phẩm tờ gấp, sách hướng dẫn, phim ảnh, băng đĩa hình giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng .


- Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng Cục du lịch, hợp tác với Hiệp hội Du lịch các Quốc gia trong khu vực để mở rộng, liên kết tua tuyến đưa khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng. Trước mắt ưu tiên mở rộng thị trường khách du lịch trong khu vực ASEAN và Châu Á. Thông qua việc liên kết với các nước Thái Lan, Lào để xúc tiến quảng bá thu hút khách ASEAN qua đường 8, đường 9, đường 12. Cần có kế hoạch liên kết với Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc để xúc tiến quảng bá thu hút khách khu vực Châu Á., đồng thời có kế hoạch để xúc tiến, tiếp thị thu hút khách du lịch Châu Âu và Châu Mỹ trong thời gian dài hơn.


- Cần đầu tư để làm phong phú thêm nội dung của Website Quảng Bình, Website VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; hỗ trợ kinh phí để duy trì và thường xuyên làm mới các trang thông tin điện tử này. Phải xác định đây là kênh thông tin chủ đạo trong những năm tới. Càng ngày phương tiện thông tin này càng được sử dụng nhiều, đặc biệt khách du lịch là người nước ngoài chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet. Cần phải đa dạng hóa ngôn ngữ cho Website Phong Nha – Kẻ Bàng (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, vv…) để phù hợp với đa dạng khách Quốc tế từ các châu lục khác nhau..


- Cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ ngành trung ương để có kế hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch tầm Quốc gia tại Quảng Bình để quảng bá hình ảnh Quảng Bình, hình ảnh VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thu hút khách du lịch.


- Du lịch Phong Nha nên chọn một số khẩu hiệu ấn tượng (slogan) của riêng mình để tăng hiệu quả quảng bá, (tham khảo slogan “ Phi đáo Trường thành bất hảo hán” của Khu du lịch Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, hoặc “Huế – Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam” slogan của Thừa Thiên Huế). Một vài slogan có thể nghiên cứu để sử dụng như: “Phong Nha – Kẻ Bàng, Vương quốc hang động của Thế giới”; “Phong Nha – Kẻ Bàng, Vương quốc Linh trưởng Đông Nam Á”, hoặc “Đến với Sơn Đòong là đến với hang động lớn nhất Thế giới” vv…


- Theo kết quả điều tra ở chương 2, hiệu quả quảng bá trên phương tiện Tivi radio là rất lớn. Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, cần đầu tư kinh phí đưa các slogan lên các chương trình truyền hình vui chơi giải trí VTV3 như “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Chiếc nón kỳ diệu” để tăng sức mạnh quảng bá.


 




Lựa chọn thị trường cho phát triển du lịch bền vững.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Các điều kiện phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng


*Vị trí địa lý


Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt – Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17020′ đến17048′ vĩ độ Bắc; 105046′ đến 106024′ kinh độ Đông.Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòaDân chủNhân dân Lào, phíaBắc giáp xãThượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xãTrường Sơn, huyện Quảng Ninh,chung ranh giới vớiKhu bảo tồn thiên nhiên Hin Namnocủa nước bạnLàovới chiều dài khoảng 50 km,đây cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử làDi sản Thiên nhiên Thế giới.


*Diện tích


Tổng diện tích VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là 85.754 ha,được quy hoạch thành ba phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ – hành chính.


+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:Diện tích64.894ha, được chia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.


+ Phân khu phục hồi sinh thái:Diện tích 17.449 ha.


+ Phân khu dịch vụ – hành chính:Diện tích 4.311ha.


        -Thổ nhưỡng:VQG Phong nha – Kẻ Bàng gồm các loại đất chính sau:Đất đen Macgalit – Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv), Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv), Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs), Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa), Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq), Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2), Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst và một phần là đất khác [2].


*Khí hậu, thủy văn


Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực được tổng kết như sau.


+Chế độ nhiệt.Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 230C đến 250C. Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 400C), cực tiểu vào tháng 1 (5-70C)


Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12,1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 280C.Biên độ nhiệt có sự chênh lệch lớn.


+Chế độ mưa ẩm.VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000m đến 2500mm/năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm.


Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn).Lượng mưa lớn số lượng ngày mưanhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu.


Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.


+Chế độ thủy văn.Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son… đều là thượng nguồn của sông Gianh. VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.




Các điều kiện phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội


Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.


Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ-Chí-Minh” bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng


Quá trình xây dựng lăng:


Sau Lễ tang Hồ Chí Minh, “Ban phụ trách qui hoạch A”, trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua “Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh” do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.


 




Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai


Vị trí: Thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 60km.


Đặc điểm: Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới.


Trên dường đi, du khách sẽ gặp núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc thang. Khách du lịch nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính và sẽ gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ. 


Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.


Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.


Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây… cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.


Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái. Khách du lịch đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây. 


Trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. Đến Bắc Hà, bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách.




Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Sapa – vùng đất thần bí


Sa Pa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.


Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa – Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.


Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.


Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.


Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch:


Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.


Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng cóthể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. 


 




Sapa – vùng đất thần bí

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Truyền thuyết về Đền Thác Bà


Đền Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà huyện Yên Bình được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh theo quyết định số 701/2004 QĐ-UB ngày 28/12/2004.


Đền Thác Bà hay đền Mẫu Thác Bà – là tên gọi duy nhất, trước sau không hề thay đổi.


Khi chưa có nhà máy Thuỷ điện, đền Thác Bà định vị tại điểm cân bằng phía đông xã Minh Phú huyện Yên Bình, cách thị trấn huyện lỵ cũ 15 km và thành phố Yên Bái 35 km về phía đông nam.


Bố cục thiết kế có dạng đặc dị: lưng quay ra đường 13 A (nay là khu vực Nhà máy Thuỷ điện) nhưng lại giữ vị thế chính môn, nơi Tam Quan bề thế vươn cao, còn tiền diện lại hướng ra sông Chảy có thác đá chảy xiết vào mùa cạn và sóng vỗ ì  ầm giáp cửa đền khi mùa lũ. Các cụ địa phương nói rằng: nét đặc dị đó là do phong thuỷ và dân cảnh tạo nên thế toạ lạc của đền trên dải đất hẹp.


Sân đền sát bờ sông, cổng tam quan kề quốc lộ. Thế đứng của đền vừa hứng thụ khí địa linh ứng của trời đất, vừa tiếp đón khách thập phương chiêm bái thuận tiện. Lý do  vừa tiền vừa hậu là như thế, ngẫm cho cùng thì cách phân tích này đều có sự hợp lý của nó.


Do vậy, hậu đền đậm dáng dấp trần tục đơn sơ song lại hướng đông người và xe cộ; thác sông và dãy sơn lâm trùng điệp bên kia tả ngạn khắc hoạ lên không gian tiền diện đền một cảnh trí hoang dã bóng người.


Theo yêu cầu xây dựng nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, tháng 4 năm 1963, nhà đền, thiện nam tín nữ và toàn dân xã Minh Phú tự nguyện rước Mẫu sang xã Vĩnh Kiên bên kia sông Chảy cách vị trí đền Thác Bà 5km để lấy chỗ thi công.


Ngoại trừ truyền thuyết “ông Khổng bà Không” và “Hai ông bà đi buôn” giận dỗi nhau không mấy liên quan hợp lý tới đền Mẫu, người ta chú ý tới chuyện “Tần nữ được thờ ở Thác Bà là con gái vua Hùng thứ 18 với tên Ngọc Hoa Công Chúa”. Thần tích Ngọc Hoa không có nhưng mọi người thừa nhận sự kiêng huý danh xưng “Hoa” của bà con địa phương. Các cụ già còn kể thêm: “Ngày xưa Vua Hùng có ba người con gái lên trông giữ ở ba cửa rừng, một ở núi Giùm bên bờ sông Lô (Tuyên Quang), một ở Đông Cuông bên bờ sông Hồng (Yên Bái) và một ở Thác Bà bên bờ sông Chảy. Tuy nhiên, thần tích của Đền Đông Cuông và đền Giùm không xác định  như vậy.


 




Truyền thuyết về Đền Thác Bà

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Làng nghề đúc đồng Đại Bái


Xã Đại Bái nằm ở phía tây của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp với xã Lãng Ngâm, Đông Cứu, phía Đông giáp với xã Quỳnh Phú (huyện Gia Bình), phía Tây giáp với xã Mão Điền, An Bình (huyện Thuận Thành), phía Nam giáp với xã Quảng Phú (huyện Lương Tài ).


 Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít những làng nghềđúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại Bái còn có tên là làng Văn Lang, nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang, chuyên sản xuất các dụng cụ thiết yếu trong gia đình bằng đồng như: ấm, mâm, chậu thau… Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XI, nghề đúc đồng ở nơi đây mới được phát triển mạnh nhờ công của “Tiền Tiên Sư” Nguyễn Công Truyền, người chuyên lo tổ chức sản xuất, tạo mẫu, phát triển thị trường.


Làng nghề Đại Bái là một trong ba thôn thuộc xã Đại Bái. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: Đúc đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Ngoài ra, ở đây còn nhận dát mỏng kim loại, gia công cơ khí, kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí…


Đại Bái có tên cổ là làng Bưởi Nồi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 35km, cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 20km ( bên bờ Nam sông Đuống) và cách huyện lỵ Gia Bình 3km có tỉnh lộ 282 chạy qua. Đại Bái có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng khác kể cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.


Đại Bái có tổng diện tích tự nhiên là 385,2ha, trong đó đất nông nghiệp là 242,7ha(chiếm 63%), đất chuyên dùng là 60,0ha ( chiếm 15,5%), đất dân cư là 27.3ha ( chiếm 7,09%). Đại Bái là một vùng chiêm trũng, dân số đông, do đó có diện tích bình quân đầu người thấp. Năm 2006, dân số trong toàn xã là 8707 khẩu với 2006 hộ, trong đó có 627 hộ sản xuất thuần nông ( chiếm 31,25%), có 1231 hộ ngành nghề kiêm nông nghiệp (chiếm 61,36 %), có 148 hộ chuyên ngành nghề và dịch vụ ( chiếm 7,39%).


 




Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Chùa Bổ Đà – trung tâm phật giáo phái Trúc Lâm Tam Tổ


Vị trí: Chùa Bổ Đà nằm ở phía bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 


Đặc điểm: Chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo của phái Trúc Lâm Tam Tổ.


Có từ thời nhà Lý – thế kỷ 11 và được xây lại vào đầu thế kỷ 18, chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hóa và Thạch Tướng Đại Vương. 


Chùa Bổ Đà rất đẹp và u tịch, xung quanh là tường đất bao phủ, phía xa có núi sông bao bọc. Nhiều người vẫn gọi Bổ Đà là chùa đất bởi không gian trong chùa man mác một màu nâu của đất, từ bể nước, tường, gạch cũ rêu phong… Về đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bộ kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.


Bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu Á xưa là Ấn Độ và Trung Hoa. 


Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm. Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m² để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh. 


Trải qua gần 300 năm, bộ kinh hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ nét. 


Đặc biệt, bộ kinh gỗ này có nói đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế – 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật – gồm: Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế và Đạo Đế. 


Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi… Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ. 


Sự độc đáo của bộ kinh đặc biệt này đã thu hút hàng nghìn khách thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm.




Chùa Bổ Đà – trung tâm phật giáo phái Trúc Lâm Tam Tổ

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Chùa Phổ Chiếu – lặng thầm cùng năm tháng


Chùa Phổ Chiếu thuộc xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải cũ. Chùa được xây trên khu đất rộng khoảng vài ha, quay hướng Đông, phía sau là con đường liên xã chạy qua. Chùa bố trí theo lối kiến trúc kiểu chữ “công” gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muỗng và 3 gian hậu cung. Về lịch sử hình thành, ngôi chùa ra đời khá muộn. năm 1953, sư cụ Ngô Chân Tử người làng Cao Mại, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã đến đây xây dựng chùa và trụ trì tại đó.


Lúc đầu, chùa được gọi là Tam Giáo đường, thờ 3 tôn giáo Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Đây là nét thường gặp ở các ngôi chùa của Việt nam, nó thể hiện sự hòa hợp về tôn giáo và sự hòa hợp của dân tộc.


Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phổ Chiếu từ buổi dầu khởi dựng với tên Tam Giáo đường đã không còn giữ được nguyên trạng của ngôi chùa làng Dư Hàng Kênh. Thể theo nguyện vọng của tăng ni, tín đồ Phật tử và của nhân dân, chùa Phổ Chiếu được trùng tu vào năm 1985. Đặc biệt từ khi Đại Đức Thích Thanh Giác lên trụ trì chùa năm 1989 đã quyên góp công sức của nhân dân, tín đồ Phật tử để mở mang xây dựng thêm để ngôi chùa có diện mạo khang trang như ngày nay. Chùa Phổ Chiếu hiện nay là một địa điểm đẹp hấp dẫn du khách thập phương và các tín đồ. Chùa Phổ Chiếu ngoài ý nghĩa là nơi thờ Phật, nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân còn là địa điểm ghi nhiều dấu ấn lịch sử của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hiện nay, chùa không ngừng tu sửa để ngày càng khang trang phục vụ đời sống tâm linh của người dân địa phương. Hàng năm vào những ngày lễ Phật Đản (rằm tháng 4), Thượng nguyên (14 tháng giêng), Vu lan(rằm tháng 7)…và các ngàyrằm mồng một, chùa Phổ Chiếu là một trong những nơi thu hút rất đông nhân dân đến cầu phúc cho bản thân, gia đình, bè bạn..Đây thực sự trở thành địa điểm sinh hoạt tôn giáo không những của nhân dân địa phương mà của cả nhân dân thành phố Hải Phòng.




Chùa Phổ Chiếu – lặng thầm cùng năm tháng

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Tinh xảo nghề trống Dọi Tam, Hà Nam


Ðể làm một chiếc trống phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô. Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em. Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít- loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ, hơn nữa “Gỗ mít đánh ít kêu nhiều”. Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng “dăm”. Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu “dăm”, cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở. Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.


Trống Đọi Tam hiện diện ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Chiếc trống to nhất Việt Nam hiện ở gác trống của Văn Miếu cũng do một nghệ nhân Đọi Tam làm, đường kính 2,1 m.


Nghệ nhân làng Đọi Tam khi có người đặt trống cái lớn thường tự mình đi tìm mua những con trâu to khỏe để thịt. Họ không dám để những anh đồ tể làm vì sợ sẽ hỏng mất bộ da. Mảng da phần đầu, gáy, thậm chí tứ chi cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa dao để rạch. Lột được bộ da lớn nguyên tấm, người thợ trống đem thuộc. Cái hay, giỏi, tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua kỹ thuật xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn công phu này đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm.


Những người thợ trống Đọi Tam thường đi mua da trâu vào những ngày trời nắng và khi đem về là phải phơi ngay. Dưới cái nắng gay gắt, da trâu được hong khô, có như vậy tiếng trống mới ấm, vang xa. Trong quá trình bào da, những người thợ có tay nghề phải dồn hết tâm trí vào công việc. Nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn “tiêu chuẩn”, tiếng trống sẽ biến âm. Thế nên, cùng một trống cái, hai mặt trống sẽ cho những âm thanh rất khác nhau.


Nghề làm trống của Đọi Tam được gìn giữ bằng những bảo tàng sống, đó là các nghệ nhân. Xưa, nghề này cha truyền con nối. Tất cả những kỹ thuật làm trống của làng chỉ được truyền cho con trai, thứ đến là con dâu. Con gái và con rể không được truyền vì sợ đem nghề đi nơi khác. Như thế đủ biết từ xưa, dù các nghệ nhân làng Đọi Tam chưa biết đến thuật ngữ “độc quyền thương hiệu” của thời hiện đại nhưng họ đã làm rất tốt việc này. Ông Bục kể: “Trai làng Đọi Tam khoảng 10-13 tuổi đã được dạy làm các loại trống nhỏ, kịp đến tuổi 16 tuổi đã có thể theo cha anh đi làm trống đại. Trống sấm chỉ dành cho cánh đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện”.


Những năm kinh tế khó khăn, làng trống Đọi Tam vẫn duy trì được nhờ truyền thống giúp đỡ nhau giữa các gia đình làm nghề. Ngày nay, các nghệ nhân Đọi Tam vẫn ra sức bảo tồn nghề truyền thống. Nhiều gia đình vẫn lấy nghề làm trống làm chính và đã có cuộc sống khá giả, sung túc hơn.


Người Đọi Tam còn giỏi chơi trống. Không chỉ biểu diễn trong làng vào ngày lễ hội mùng 6 tháng giêng hằng năm, mỗi khi có nơi mời là đội trống lại lên đường. Dàn trống hàng trăm chiếc lớn nhỏ để trong đình lại được dịp lên ô tô theo nghệ nhân đi biểu diễn.


 




Tinh xảo nghề trống Dọi Tam, Hà Nam

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Cảnh đẹp Chùa Bái Đính, Ninh Bình


 


Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng, dân tộc lấn đi. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng thuốc… là những đoàn người trẩy hội. Núi Đính đứng độc lập, sừng sững giữa vùng bán sơn địa, được tạo thành bởi hai dãy núi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây – tựa như tay ngai, mở ra một thung lũng rộng hơn 3 ha – gọi là Thung Chùa. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, du khách bước trên 300 bậc đá, càng lên cao không khí càng trong lành và thoáng mát, mọi lo toan trong cuộc sống đời thường như bị quên lãng. Theo lộ trình du khách lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự do Lê Thánh Tông khắc trên đá: có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Với sự hiện diện của các pho tượng uy nghiêm hiện, ẩn trong làn hương trầm đang lưu chuyển ở nơi động cao. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một hang nhỏ hơn, đó là hang thờ Thần Cao Sơn - một vị tướng tài gắn với đất cố đô. Nếu du khách bước tiếp sẽ tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Tương truyền rằng đây là nơi có nhiều cây thuốc quý mà Thánh Nguyễn Minh Không thường xuống hái lượm mang về chế thuốc tiên.


Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông. Leo núi chơi hang, chơi động với đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Các hoạt động hội hè với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, thi hát diễn ra khá nhộn nhịp đông vui. Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con ngườitrước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp của sông nước, đất trời, núi rừng, hang động… Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách. Trẩy hội chùa Bái Đính là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục – thực là nền tảng, mơ là uất vọng – trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.


 




Cảnh đẹp Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Du lịch về sông nước miền Tây


Ôi!Thật tuyệt vời!Thật đáng tiếc cho những ai chưa được đặt chân tới nơi đây.Hay nếu bạn là người yêu mến, thích tìm hiểu lịch sử thì càng không thể không đến với nơi đây, bởi ở đây là cả một vùng lịch sử rộng lớn, với những khu di tích, những con đường lịch sử, những bảo tàng, những chùa chiền nghi ngút khói hương.Không biếtlàmsao để diến tả hết những điều thú vị của miệt vườn sông nước miền tây này. yêu sao màu xanh của miệt vườn, yêu sao màu đỏ của phù sa sông nước, yêu sao màu rêu xanh bám trên những con xuồng, con đò, và cũng yêu sao màu vàng của những cánh đồng lúa chín hứahẹn mộtmùa bội thu.Có thể bạn đến nơi đây với một chuyến du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, hay thậm chí du lịch khám phá thì thay vào đóbạnchỉ cầntham gia vào một chương trình tour “du lịch miệt vườn sông nước” ngắn ngày hay dài ngàybạn sẽ được chứng kiến tận mắt những điều độc đáo của sông nước miền tây, sẽ được thưởng thức những món ăn “no bụng mà vẫn đói con mắt”.chắc chắn bạnsẽ lưu luyến mãi không nguôi.


        Du lịchsông nướcmiền Tâylà vậy đấy, là loại hình du lịch kết hợp của rất nhiều loại hình du lịch khác: sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, văn hoá,….Và đầu tiên, bạn hãy đến với miệt vườn nơi đây, rồi đến với cảnh sinh hoạt chợ nổi, ẩm thực ven sông, món ăn dân dã đậm chất Nam Bộ,…


Hơn thế nữa, kinh doanh du lịch miệt vườn cũng là một trong những cách giúp chình người dân nơi đây nâng cao mức sống, vì thế miệt vườn ngày càng được chú trọng phát triển, ví dụ như trồng măng cụt tại Kế Sách đều cho hiệu quả kinh tế cao.Theo thống kê của phòng Kinh tế huyện Kế Sách vườn trồng chuyên canh măng cụt 10 năm tuổi có thể đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha / năm. Vườn măng cụt từ 15 đến 20 năm tuổi cho giá trị sản lượng gấp đôi (khoảng 200 triệu đồng/ năm) còn vườn trồng sầu riêng, trồng cây ăn quả có múi, trồng bưởi chất lượng cao cũng không chịu kém, thu nhập không dưới 100 đến 200 triệu đồng/ha/ năm tùy theo vườn và cách chăm sóc.




Du lịch về sông nước miền Tây

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

“Xứ mía đường” Quảng Ngãi


 


Quảng Ngãilà một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên HảiNam Trung Bộ,Việt Nam. Được biết đến với tên gọi “xứ mía đường”.


Thuật ngữ núi Ấn sông Trà dùng để chỉ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Từ lâu trong tiềm thức của người dân địa phương cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh. Năm1850, vuaTự Đứcđã liệtNúi Thiên Ấnvào hàng danh sơn (ghi vào tự điển) và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên (con sông lớn, khắc vào dụ đỉnh cùng vớisông Vệ). Núi Ấn soi mình xuống dòng sông Trà như dấu ấn của trời đóng xuống dòng sông nên đượcNguyễn Cư Trinhvịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh (sau là Quảng Ngãi thập nhị cảnh) là “Thiên Ấn niêm hà”. Không những thế ngày 2 tháng 3 năm1990, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch đã công nhận núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn và mộ cụHuỳnh Thúc Kháng(trên ngọn núi này) là thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 168 VH/QĐ.


Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núiTrường Sơnhướng rabiển Đông, phía bắc giáp tỉnhQuảng Nam, phía nam giáp tỉnhBình Định, phía tây giáp tỉnhKon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đôHà Nội883 km về phía nam và cáchThành phố Hồ Chí Minh838 km về phía bắc.


Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc là thành phố Quảng Ngãi và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tây Trà, Trà Bồng, Tư Nghĩa, Lý Sơn.


Quảng Ngãi có diện tích 5.152km2, dân số 1.217.159 người. Các dân tộc: Kinh, Hrê, Co,Xơ Đăng…


Quảng Ngãi nằm ở miền Nam Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền riêng biệt.


Miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu.


Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.


Khí hậu có nhiều gió ĐôngNamít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, và do thế núi địa phương tạo ra.


Mưa 2.198 mm/năm nhưng chỉ tập trung nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12, còn các tháng khác thì khô hạn.


Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua, quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.




“Xứ mía đường” Quảng Ngãi

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Núi Quyết, nơi chiêu quân Bắc tiến diệt gian thần, phá quân Thanh xâm lược


Ngọn núi này đã từng in dấu chân của cả vạn chiến binh dưới quyền thống lĩnh của Hoàng Đế Quang Trung trong cuộc Bắc phạt lần thứ hai. Đây cũng là linh địa mà La Sơn Phu Tử (Nguyễn Thiếp) giúp xây dựng Kinh đô trong tương lai. Đây là dấu tích Phượng Hoàng Trung Đô thuộc thành phố Vinh ngày nay. Chương trình xây dựng đang tiến hành thì bất ngờ vua Quang Trung băng hà, nên công trình bị bỏ dở. Ngày nay vẫn còn dấu tích bờ thành và các đồn lũy.


Theo tác giả Phan Sáng thì núi Dũng Quyết có 4 chi: Long Thủ (đầu Rồng), Phượng Dực (cánh Phượng), Kỳ Lân (con mèo), Quy Bối (con Rùa). Người xưa gọi địa thế này là đất tứ linh, bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng. Đỉnh núi cao nhất 101,5 mét và thấp nhất 53,5 mét.Sông Vĩnh (Cồn Mộc) bắt nguồn từ dẫy núi Đại Huệ, có mười hai khúc quanh co, lững lờ chạy dưới chân núi Kỳ Lân, rồi đổ ra sông Lam nơi ngã ba Hạc. Dòng sông Lam như một con rồng xanh khổng lồ (Thanh Long), chảy từ thượng ngàn về đây uốn mình vòng quanh phía Đông-Nam chân núi Dũng Quyết, tạo nên một khu vực thiên nhiên có phong cảnh đẹp độc đáo.


Núi Bân, dấu tích thời Quang Trung tại Phú Xuân;


Khu Núi Bân được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1988.Khi thực hiện đề tài khoa học “Khảo sát, sưu tầm và biên dịch những di sản văn hóa Hán Nôm hiện còn ở Thanh Hóa”, các nhà nhà nghiên cứu đã phát hiện bài thơ “Kiến Quang Trung linh cữu” trong tập “Liên KhêNamhành tạp vịnh” (gồm 200 bài thơ) của Lê Triệu. Qua “Kiến Quang Trung linh cữu”, có thể thấy ông Lê Triệu rất ngưỡng mộ, tôn kính vua Quang Trung. Tác giả bài thơ đã ca ngợi vua Quang Trung là bậc anh hùng và lên án Gia Long – Nguyễn Ánh tàn bạo như Tần Thủy Hoàng.


Hai câu thơ đầu :


“Trấp niên sấp sá tẩu phong vân. Như thử anh hùng cổ hãn văn” được tác giả mượn ý từ đôi câu đối ở đền thờ Quang Trung ở Do Xuyên, Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Đó là câu: “Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ. Miếu mạo quan lưu Bạng Hải kim” (Nghĩa là: Tiếng thét mắng (quân giặc) của người anh hùng ở núi Bân còn rực sáng để lại ở bến Lạch Bạng ngày nay).


Đôi câu đối trên nhắc lại sự kiện cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lập đàn ở núi Bân (Huế), làm lễ cáo trời đất để lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Tại đây, trước khi hành quân thần tốc ra Bắc Hà, nhà vua đã thét mắng (sất sá) quân xâm lược Mãn Thanh. Những câu thơ tiếp theo, tác giả ám chỉ sự trả thù của nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn và Quang Trung nói riêng. Theo đó, năm 1802, sau khi lên ngôi, Gia Long đã thực hiện cuộc “tắm máu” cực kỳ tàn khốc. Không chỉ “đào mồ, cuốc mả”, “tru di tam tộc” đối với dòng họ, con cháu vua Quang Trung, ngay cả những trung thần, tướng sĩ, quan lại của triều Tây Sơn cũng bị nhà Nguyễn trả thù.


Câu cuối của bài thơ 


“Linh nhân chung cổ tiểu Doanh Tần!” cũng chính là lời tố cáo đanh thép đối với nhà Nguyễn, đồng thời cho thấy tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Quang Trung.Không những thế, có thể nói, “Kiến Quang Trung linh cữu” còn là một tư liệu lịch sử có giá trị.


Như chúng ta đã biết, trong “chiến dịch trả thù”, Gia Long – Nguyễn Ánh đã cho quật cả lăng mộ của vua Quang Trung và san bằng tất cả.


Sách “Đại Nam Chính biên liệt truyện” (Quốc sử quán triều Nguyễn) có chép: “Mùa đông năm ấy (1802), vua về Kinh, cáo tế ở miếu, dâng những tù bắt được đem hết phép trừng trị, đào mộ Nhạc, mộ Huệ, đem giã hài cốt vất đi, giam đầu lâu ở nhà ngục, đổi ấp Tây Sơn gọi là ấp Tây An”. 


Vì vậy, hơn nửa thế kỷ qua, nhiều nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học; nhiều cuộc hội thảo về lăng mộ vua Quang Trung đã được tổ chức nhằm làm sáng tỏ sự thật, xác định rõ vị trí thực sự của lăng mộ nhà vua. Ngay từ năm 1941, nhà nghiên cứu Nguyễn Thiệu Lâu đã thực hiện cuộc khảo sát thực địa ở phía Nam kinh thành Huế và công bố bài viết “Lăng hoàng đế Quang Trung”. Sau đó là hàng loạt công trình, tư liệu, bài viết của các nhà nghiên cứu: Lê Văn Hoàng, Bửu Kế, Nguyễn Hữu Đính, Phan Thuận An, Trần Đại Vinh, Nguyễn Đắc Xuân, Đỗ Bang, Mai Khắc Ứng…


Dù có những chi tiết và ý kiến trái ngược nhau, song tựu trung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung dự đoán khả năng vị trí lăng mộ vua Quang Trung là ở khu vực lăng Ba Vành (nằm ở phía nam tu viện Thiên An – Huế) và khu vực gò Dương Xuân (phủ Dương Xuân, sau đó là cung điện Đan Dương).


Thật bất ngờ là qua bài thơ “Kiến Quang Trung linh cữu”, tác giả Lê Triệu cho biết, ông đã từng đến viếng lăng mộ vua Quang Trung và tỏ lòng đau xót, phẫn nộ khi lăng mộ Quang Trung bị Gia Long – Nguyễn Ánh phá hủy (Quang cảnh nhất ban thành phấn mị). Đáng lưu ý, vị trí lăng mộ vua Quang Trung được tác giả xác định cụ thể là ở trên một ngọn núi có tên là Khuân Sơn.


Vậy Khuân Sơn là ngọn núi nào, ở đâu? 


Theo tư liệu trang 133 sách “Đại Nam Nhất thống chí” (tập 1) có chép: “Núi Khuân Sơn ở phía Nam huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế – NV), có tên nữa là Thượng Sơn, vì hình núi tròn như vựa thóc, thượng lưu sông Phong Điền chảy về phía tây, có một con đường theo ven núi chạy về bắc, đi theo về phía Tây có thể đến đất người Man Thượng.




Núi Quyết, nơi chiêu quân Bắc tiến diệt gian thần, phá quân Thanh xâm lược

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Khu du lich sinh thái Ba Hồ, Ninh Hòa, Nha Trang


Khu du lịch sinh thái Ba Hồ nằm trên địa phận huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang gần 30km.


Địa danh Ba Hồ nổi tiếng hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp thiên nhiên còn giữ nguyên nét hoang sơ, lãng mạn của sông hồ, rừng núi.


Ba Hồ là một con suối cao trên 660m bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích rồi đổ ra đầm Nha Phu. Suối mang tên Ba Hồ vì phía đầu nguồn, trên đường vượt núi, băng rừng để xuống với biển, có ba lần suối mở lòng ra ngay trên lưng núi, tạo liên tiếp ba cái hồ với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Với chiều dài hơn 3km, du khách phải trải qua một cuộc hành trình không hề đơn giản nếu muốn khám phá hết cả 3 hồ.


Qua lối mòn, leo đến hồ thứ nhất du khách có thể đã cảm thấy nản lòng vì quá mệt, đến hồ thứ hai lại phải vượt qua những ghềnh đá mấp mô, những hang động đôi khi chỉ đủ một người chui lọt và khi đến được hồ thứ 3 thì du khách thực sự đã được “nếm trải” đủ các cảm giác leo núi, vượt suối, đi theo đường mòn… Ngoài việc tận hưởng khí trời, du khách còn được chinh phục độ cao, được khám phá những hang động nhỏ, những thác nước tuôn trắng xóa… với những cảm giác vừa hồi hộp vừa thú vị. Sau chặng leo núi du khách có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rộng râm mát của khu rừng nguyên sinh hoặc vừa ngâm mình trong làn nước trong vắt vừa thưởng ngoạn những giai điệu của núi rừng với tiếng chim hót ríu rít xen lẫn tiếng nước chảy róc rách từ những thác nước gần đó. Theo người dân địa phương, để có thể đi hết hành trình này phải mất gần 1 ngày.


Nằm trên tuyến đường thuận lợi, cạnh các địa điểm du lịch khác như Đại Lãnh, Dốc Lết, Ninh Thủy… Ba Hồ là một điểm dừng chân lý thú dành cho du khách với đầy đủ các dịch vụ vui chơi, giải trí như khu ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, các trò chơi trên sông…




Khu du lich sinh thái Ba Hồ, Ninh Hòa, Nha Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Vịnh Nha Trang – chốn bồng lai tiên cảnh

Vịnh Nha Trangcó diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 260C; nóng nhất 390C, lạnh nhất 14,40C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:

Hòn Miểu (còn gọi đảo Bồng Nguyên):Nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng


Hòn Mun: Là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là “Hòn Mun” vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km² bao gồm khoảng 38 km² mặt đất và khoảng 122 km² vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển đầu tiên tại ViệtNam.



Vịnh Nha Trang – chốn bồng lai tiên cảnh

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Cảm nhận về cái đẹp trong trang phục của người Chăm


Trang phục Chăm không chỉ có nhu cầu để cho đẹp mà nó gắn liền với tín ngưỡng, những điều kiêng cữ và cấm kỵ. Ngoài việc cúng tổ vị tổ sư nghề dệt vải người Chăm còn có một số kiêng kỵ trong nghề dệt vải may mặc. Khi dệt “taley ssang”(dây buột liệm người chết), thì kiêng kỵ người đàn bà có kinh hoặc đang trong tuổi sinh đẻ không được dệt mà chỉ có thiếu nữ và phụ nữ lớn tuổi qua thời kỳ kinh nguyệt mới được dệt. Họ quan niệm chỉ có phụ nữ như vậy thì mới được tinh khiết, không ô uế, đem lại sự bình yên thanh thản cho người chết được siêu thoát nơi chốn thiên đường. Khi dệt các hoa văn phục vụ các chức sắc, tôn giáo như dalah bingun trun (hoa văn rồng cách điệu), talay ka in mankăm (dây lưng có dệt hoa văn nổi hai mặt) thì cũng kiêng cữ như trên. Riêng áo của các chức sắc kiêng kỵ không cho người thường chạm tay vào hoặc may cắt, chỉ có các chức sắc, tu sĩ và chính vợ ông ấy tự may cắt. Người Chăm có phong tục là thường may sẳn các loại quần áo chuẩn bị cho người chết để sẳn trong nhà. Loại trang phục này có nhiều kiêng cữ, không phải ngày nào cũng lấy ra được mà chỉ được lấy ra khỏi nhà vào ngày thứ bảy, hoặc trong gia đình có dịp cúng lễ. Nếu lấy ra tuỳ tiện không đúng ngày lành tháng tốt đó là dấu hiệu báo điềm xấu, trong gia đình sẽ có người chết hoặc của cải trong nhà sẽ ra đi.


Ngoài y phục, phải kể đến trang sức Chăm. Hầu hết các di chỉ nằm trên địa bàn cư trú người Chăm như văn hoá Sa Huỳnh đều tìm thấy nhiều đồ trang sức mà phổ biến là khuyên tai, xâu chuỗi, còng tay và nhẫn… Ngày nay một số đồ trang sức ấy đã biến mất, một số còn lại không khác xa mấy nhưng đơn giản hơn. Người Chăm ngày nay vẫn còn thích đeo khuyên tai có đính tua vải màu đỏ, cổ đeo xâu chuỗi, còng tay và ngón tay đeo nhẫn, đặc biệt là chiếc nhẫn Mưta đã trở thành biểu tượng mang đặc trưng riêng của cộng đồng, phản ánh linh hồn và bản sắc của dân tộc Chăm. Như vậy, trang sức người Chăm hiện nay tuy đơn giản nhưng cùng với y phục, đến lượt mình trang sức góp phần đáng kể trong việc hình thành trang phục Chăm phong phú đa dạng.




Cảm nhận về cái đẹp trong trang phục của người Chăm

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Nét văn hóa trong chiếc khăn đội đầu (tanrak)của người Chăm


Khăn đội của phụ nữ Chăm thường dệt bằng vải thô màu trắng , xanh, đỏ,vàng… Khăn có kích thước (129cm x 32cm), có dệt loại hoa văn quả trám, cùng màu phủ kín lên mặt vải, khăn đội đầu của người Chăm hồi giáo Bà Ni thường màu trắng, có may thêm cạp vải hoa văn theo dọc đường biên của khăn gọi là “khăn mbram”. Còn phụ nữ Chăm Bàlamôn bình dân thường thích đội khăn màu trơn, không may cạp vải hoa văn. Ngoài ra phụ nữ Chăm còn có loại khăn choàng vai, và khăn cầm tay màu đỏ và hộp túi vải để đựng trầu cau.


Cách đội khăn của người Chăm là quấn lên đầu, vòng từ sau ra trước, một phần trùm xuống đỉnh đầu, rồi hai mép gặp lại, buông chùng xuống hai tai. Ngày nay việc đội khăn truyền thống chỉ còn lại ở phụ nữ lớn tuổi, còn giới trẻ thì đội nón, chỉ còn đội khăn truyền thống trong những dịp lễ hội.


Trang phục nam giới:


Áo nam giới (aw likey):


Đây là loại áo ngắn (aw lah) truyền thống của người đàn ông Chăm. Áo được may bởi 6 mảnh vải với nhau: mặt thân sau có hai mảnh vải tách rời, rồi họ lại may dính vào nhau tạo thành một đường viền chạy dọc theo sóng lưng (khổ vải khung dệt không cho phép khổ vải quá một mét nên họ phải dùng hai mảnh để may ghép lại): phía thân trước cũng gồm hai mảnh vải ghép lại; và hai bộ phận còn lại là hai vải ống tay may dính vào hai phần nách và phần vai. Áo ngắn chỉ mặt chùng xuống đến mông, xẻ hai bên hông khoảng 20cm. Áo ở phía trước có đường xẻ, đính khuy và hai bên vạt trước có hai cái túi. Cổ áo thường là cổ con, tròn đứng, ôm sát cổ. Áo thường có nhiều màu trắng: trắng, đỏ, xanh, vàng… nhưng không có trang trí hoa văn.


Áo nam giới Chăm còn có một loại áo khác gọi là “aw tah” (áo dài). Áo được dệt bằng vải thô màu trắng, được may ghép bằng nhiều mảnh vải. Áo tah không xẻ thân phía trước, không có hàng khuy mà chỉ xẻ một đường xiên trước ngực, dùng dây để buột thay nút. Áo mặt chui đầu (aw loah) và phủ dài đến đầu gối. Áo này hiện nay không được mặc phổ biến chỉ được mặc trong các nghi lễ.




Nét văn hóa trong chiếc khăn đội đầu (tanrak)của người Chăm

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Tháp Poshanư, địa danh cổ của người Chăm


Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải về phía Đông – Bắc cách thành phố Phan Thiết chứng 7km được người Chăm xây dựng từ những cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hoà Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp này còn lại rất ít như một số phế tíchở khu thánh điạ Mỹ Sơn, còn lại nhóm Hoà lai (Phan Rang) nhóm Pôdam (Tuy Phong – Bình Thuận) và tương đối nguyên vẹn là nhóm đền tháp Pôshanư.


Nhóm tháp gồm có 3 tháp : Tháp chính A hơi nhếch về phía Nam, hai tháp phụ là B hơi nhếch về phiá Bắc và C nhếch về  hướng Đông cạnh tháp A. Nội dung của việc xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ Linga-Yôni bằng đá hiện còn lưu giữ tại  tháp chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ  công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Những cuộc khai quật khảo cổ học từ 1992-1995 đã phát hiện nhiền nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp  hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư.


Pôshanư là nhòm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong số các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến đỉnh tháp. Riêng kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật còn lại ở thân Tháp đủ gợi lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách Hoà Lai.




Tháp Poshanư, địa danh cổ của người Chăm

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Trường Dục Thanh – nơi bác Hồ từng dạy học


Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnhBình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu TrinhTrần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Khángkhởi xướng tại Trung Kỳ.


Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn.


Trường Dục Thanh do công ty Liên Thành xây dựng năm 1908. Đó là ngôi nhà gỗ, lợp ngói âm dương. Duc Thanh là trường có chương trình giảng dạy vào loại tiến bộ lúc đó. Trường có hai ban: Ban Hán văn và ban Pháp văn (có lồng chương trình quốc ngữ trong đó) . Trường có từ lớp tư đến lớ nhất gồ có 100 học sinh và 7 thầy giáo.


Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành (tên Bác Hồ lúc đó) vào Phan Thiết dược hai hhoi65 viên của công ty Liên Thành là Trương Gia Mô và Hồ Bá Bang giới thiệu vào dạy tại trường Dục Thanh.


Thời gian dạy học ở đây thầy Thành đã cải biến giảng dạy va giáo dục cho học sinh lòng yêu nước. Mỗi khi vào lớp thầy Thành thường rung chuông để tất cả học sinh đứng dậy đọc những bài thơ yêu nước “á tế á ca”, “Việt Nam hồn”…Hàng tuần vào tối thứ năm, học sinh thuyết trình đề tài tiếng Việt trước cả lớp. Vào những ngày nghỉ, thầy Thành hướng dẫn học sinh đi du ngoạn cảnh làng Sơn Khê, bãi biển Phan Thiết, đình làng Đức Nghĩa.Thầy Thành hướng cho học sinh long yêu nước và long tự hào dân tộc qua những chuyện kể về các anh hùng có conng6 dựng nước và giữ nước.


Cuối năm 1910, thầy Thành từ giã trường Dục Thanh vào Sài Gòn để chuẩn bị bôn ba hải ngoại trên đường cứu nước.


Khu di tích trường Dục Thanh trở thành một trong những nơi gắn liền với than6 thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Hiện trong khuôn viên khu di tích trường Dục Thanh còn có cây khế hơn trăm tuổi mà những ngày lưu lại trường thấy Thành thường chăm sóc. Từ năm 1976, trường được sửa chữa và phục chế thành khu di tích Dục Thanh , tỉnh Thuận Hải (nay là Ninh Thuận và Bình Thuân) đã cho xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh, nằm đối diện trường Dục Thanh. Bảo tang trưng bày những hình ảnh và hiện vật về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.




Trường Dục Thanh – nơi bác Hồ từng dạy học

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu


Vị trí: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu thuộc thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km về phía bắc.


Đặc điểm: Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng là một vườn cây trái tuyệt diệu với tổng diện tích trồng cây 1.230ha và trở thành điểm du lịch xanh thích hợp với mọi lứa tuổi.


Vườn cây Lái Thiêu được hình thành bởi một dòng sông chảy từ thành phố Hồ Chí Minh về tới huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương thì rẽ thành hai nhánh, tạo thành một cù lao. Đất đai và cây trái ở đây quanh năm được bồi đắp và tưới mát bởi hai nhánh sông không bao giờ vơi này. 


Về với Lái Thiêu, du khách có thể rảo bộ trên lối nhỏ dẫn vào vườn mà chỉ vừa một người đi để hít căng lồng ngực hơi thở của đồng quê. Đi trong miệt vườn đầy bóng cây xanh này, du khách sẽ được tận hưởng không khí mát dịu với ánh nắng ban mai và ngọn gió lành phương xa, thổi qua các cánh đồng phì nhiêu và dòng sông mát lành của đồng bằng Nam Bộ, được thả hồn trong khung cảnh thơ mộng để nghe tiếng lá thở lao xao và tiếng tí tách của nước sông xâm xấp mép vườn. Cái thú vị đặc biệt của miệt vườn này là hương thơm hòa quyện của hàng chục loại cây trái: sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ, sa-pô-chê, mãng cầu… đua nhau tỏa hương, quyến rũ, níu bước chân du khách. 


Nếu du khách muốn du ngoạn trên thuyền để cảm nhận cái chơi vơi của sông nước thì đã có sẵn những chiếc thuyền dưới bến. Du khách sẽ gặp những thuyền chở trái cây thơm lừng và những chàng trai, cô gái Lái Thiêu vẫn còn mang dáng dấp chân quê, mời bạn mua hàng. 


Nếu muốn ở lại thưởng thức hương vị đặc biệt của trái cây vùng này, du khách có thể ngả lưng trên những chiếc ghế để sẵn dưới gốc cây và ngắm nhìn những trái mít tố nữ vàng ươm, thơm ngọt đến nao lòng, những trái sầu riêng gai góc nặng hàng cân chứa trong lòng ngọt bùi thơm mát. Trái cây ở đây có hương vị rất lạ, ai đã từng nếm thử một lần sẽ không thể nào quên.




Vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Xa lộ Biên Hòa con đường của nhiều ký ức lịch sử


Được xây dựng vào năm 1959- 1961 do Mỹ đầu tư và công ty C.E.C thiết kế và thi công. Xa lộ rộng 21m, dài 31km từ cầu Điện Biên Phủ đến ngã tư Tam Hiệp- Biên Hòa và được đặt tên là xa lộ Biên Hòa. Trước năm 1975 Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một dường băng quân sự dã chiến phong khi sân bay Tân Sơn Nhất bị sự cố. Đến năm 1971 họ cho rằng xa lộ thuận lợi cho quân cách mạng đổ bộ tấn công sài Gòn nên đã cho xây dựng vạch ngăn cách giữa tim đường.


Năm 1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội đã đổi thành xa lộ Hà Nội.


Năm 1998, cùng với dự án khôi phục quốc lộ 1A, xa lộ hà nội cũng được khôi phục và mở rộng và bàn giao cho chính phủ ViệtNamvào 20/1/1998. Hiện nay hai bên xa lộ mọc lên các khu vực dân cư sầm uất, khu vui chơi, giải trí thể thao, làng đại học, khu công nghiệp hiện đại…


Cầu Sài Gòn:


Cầu Sài Gòn (trước năm 1975 tên là cầu Tân Cảng) là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ(quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cầu được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp, trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng H30-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh.


Tuy nhiên cầu Sài Gòn đang xuống cấp và quá tải nên đang có dự án sẽ xây dựng cầu Sài Gòn 2 song song với cầu Sài Gòn


Theo thiết kế, cầu Sài Gòn 2 có tổng chiều dài 1.518m, phần cầu dài 995m, chiều rộng cầu là 23,5m với 6 làn xe. Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 2.430 tỷ đồng (mức đầu tư ban đầu dự kiến là 1.872 tỷ đồng). Tuy nhiên, hiện Sở GTVT đang thẩm định lại tổng vốn đầu tư này.


Đầu năm 2008, TP.HCM giao cho PMC nghiên cứu đầu tư dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 bằng hình thức BOT. Đến tháng 9/2009, chủ đầu tư khẳng định sẽ khởi công dự án. Sau đó, tháng 4/2010 lại một lần nữa dự án trễ hẹn vì vướng phương án hoàn vốn. Đến nay vẫn chưa có thông báo về thời gian thi công dự án này.




Xa lộ Biên Hòa con đường của nhiều ký ức lịch sử