Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Đặc điểm, nhu cầu của du khách Nga


 


Mặc dùNgachưa nằm trong tốp 10 nước có lượng khách đếnViệt Namnhiều nhất, nhưng vài năm gần đây, các doanh nghiệplữ hànhcũng như khách sạn, khu nghỉ ven biển đang xem đây là lượng khách tiềm năng trong tương lai.Với nền kinh tế phát triển thì ngày càng có nhiều ngườiNgađidu lịchnước ngoài dài ngày và thường chi tiêu nhiều khi đidu lịch


 


NgườiNgarất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của nước sở tại. Đất nướcViệt Namkhông quá rộng nên khách có thể vừa nghỉ ngơi vừa tham quan các danh lam thắng cảnh từ miền Bắc đến miền Nam. Ngoài ra, gần đây khách có thể kết hợp đếnViệt Nam, sang Lào rồi đến Campuchia.


Du khách Nga thích du lịch vừa nghỉ ngơi vừa tham quan các danh lam thắng cảnh.


Độ tuổi kháchNgađidu lịchlà từ 25 – 45 tuổi, đã có gia đình. Họ thường đi cùng vợ (hoặc chồng) và con. Hiện tại, có khoảng trên 80% là vợ chồng cùng đi, 20% còn lại là bố mẹ đi cùng với con cái. Vì thế, thông thường ngoài những kỳ nghỉ vào mùa đông, kháchNgacũng chọn chuyếndu lịchvào mùa hè để đi cùng con cái.


Vì là khách có thu nhập cao nên khách Nga luôn muốn có dịch vụ trọn gói cho chuyến du lịch của mình.Nhưng khách Nga cũng rất quan tâm đến giá cả dịch vụ.


Việc đưa khách Nga đếnViệt Namđang gặp khó khăn nên cần phải mở rộng mạng lưới hàng không giữa hai nước mới mong phát triển thị trường mới đầy tiềm năng này.


Rất ít ngườiNgabiết vềdu lịchViệt Namnên cần quảng bá những thông tin chi tiết vềdu lịchvới họ. Trong vấn đề này, ngoài những chương trình quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sự kiện… thì tiếp thị bằng Internet cũng là phương án khả thi. “Có đến 70% ngườiNgaở các thành phố lớn dùnginternettại nhà và cơ quan mà những địa phương.


Bên cạnh việc cơ cấu lại thị trường khách, ngành du lịch Việt Nam cũng phải có các sản phẩm du lịch chất lượng cao hơn, đa dạng hơn để khuyến khích khách chi trả tăng hơn.


Cần nâng cấp chất lượng phục vụ du lịch để thu hút nhiều du khách có thu nhập cao


 


 




Đặc điểm, nhu cầu của du khách Nga

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Tìm hiểu về nghệ thuật Mỹ


Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế thì Mỹ cũng có những nguồn đầu tư rất lớn cho nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật của nước Mỹ thì cả thế giới đều biết đến với ngành điện ảnh Hollywood, đặc biệt là phim hành động với công nghệ cao, kỹ xảo đẹp mắt mà chỉ có ở Mỹ. Mỹ còn nổi tiếng với nghệ thuật hóa trang. Từ xưởng mỹ thuật ứng dụng cho điện ảnh Hollywood đến các lớp dạy thiết kế hóa trang sân khấu kịch Broadway, bộ môn nghệ thuật này có vai trò quan trọng trong nền công nghệ giải trí của nước Mỹ. 8. Văn học Mỹ: Cũng như nền văn học của các nước khác, các tác phẩm văn học Mỹ qua từng giai đoạn cũng thể hiện hiện thực của xã hội lúc bấy giờ của chính nước đó.


Từ thời kỳ lập quốc đến khi xảy ra các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, và đến thời kỳ hiện đại, văn học Mỹ đã để lại cho nhân loại vô vàng những tác phẩm văn học giá trị. Các tác phẩm văn học nổi tiếng: A True Relation of … Virginia … (1608) và The General Historie of Virginia, New England, and the Summer Isles (1624) của John Smith, 16 The Power of Sympathy (1789) của Hill Brown, The Sun Also Rises và A Farewell to của Ernest Hemingway… III. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI MỸ – Phong cách sống: người Mỹ không kiểu cách cầu kỳ, nhưng nhiều người lại cho điều đó là thiếu sự tôn trọng.họcó thể chỉ chào nhau, hay nói gì đó với cả nhóm mà không bắt tay nhau.


Thậm chí nhiều nhà điều hành cấp cao còn mặc mỗi chiếc áo sơ mi và không thắtcaravat ,họ ngồi trên ghế, gác chân lên bàn trong lúc nói chuyện điện thoại.điềunày không có nghĩa là vô ý, một khi đã thoát xa đường phố ồn ào tấp nập thì họ là những người thoải mái và than thiện.họvội vã, năng động, say mê trong công việc cũng như thích cạnh tranh (cho dù là trong giải trí đi chăng nữa). – Âm lượng giọng nói: Ởnơi công cộng người Mỹ thường nói lớn hơn người Đức hay người Malay nhưng không bằng người Nigeria hay người Brazil.




Tìm hiểu về nghệ thuật Mỹ

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ra bên ngoài


Quảng bá du lịch Việt Nam nhằm cung cấp thông tin du lịch nước ta tới du khách một cách thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.Muốn vậy, phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới.Từ đó có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại du khách.Hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) được coi là những cơ hội quảng bá du lịch ra bên ngoài tốt nhất từ trước đến nay. Tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các hội chợ, Hội nghị và hội thảo quốc tế.Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề quảng bá du lịch Việt Nam. Thậm chí có thể thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp của nước ngoài thực hiện, xây dựng các văn phòng đại diện, thông tin du lịch Việt Nam ở các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.


  • Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch

Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả về số lượng và chất lượng.Ngoài việc đào tạo mới thì việc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động hiện tại cũng cần được chú trọng.Đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát du lịch phải được đào tạo chuyên sâu và có bài bản cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, tin học và có sự hiểu biết về pháp luật.Cần tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức về vai trò vị trí, lợi ích của du lịch, về trách nhiệm phát triển du lịch, về cách ứng xử , giao tiếp với kháchnước ngoài đến thăm quan địa phương.Đảm bảo chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho sự đi lại, ăn ở của du khách trong suốt quá trình lưu trú


Trong kinh doanh du lịch,điều quan trọng trước hết là phải biết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Cần có những biện pháp giảm hoặc miễn visa cho du khách quốc tế đến Việt Nam. Có chế độ ưu đãi nhất định đối với những du khách đã từng đến Việt Nam…




Tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ra bên ngoài

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Phát triển du lịch bền vững tình Lâm Đồng


        Phát triển du lịch bền vững đang là một xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, sảnphẩm của dịch vụ du lịch không chỉ là sản phẩm hữu hình mà bao gồm cả những sản phẩm vô hình, hoặc cả hai. Theo tác giả Robert Ristie, trong tác phẩm Tourism International Business (Kinh doanh du lịch quốc tế), đã nêu rằng Du lịch có bốn chiều định vị, bao gồm: “Điểm hấp dẫn du lịch, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hoạt động vận chuyển du lịch, lòng hiếu khách của những người làm du lịch và cộng đồng dân cư địa phương”. Vấn đề cốt lõi mang tính nguyên tắc để định hướng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững là bảo tồn, nâng cấp các nguồn lực, giá trị tài nguyên để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt; vừa đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.


        Với phương pháp tiếp cận toàn diện, đa ngành, với nhiều góc độ khác nhau, xem xét hoạt động du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; đề tài bước đầu đã giải quyết vấn đề nghiên cứu, tổng hợp về lý luận, cơ sở tiếp cận khoa học và trên cơ sở phân tích thống kê có tính thừa kế kết quả qua các đợt khảo sát, điều tra, hội thảo khoa học nhiều năm trước đây của các ngành chức năng.


        Với kết quả quan sát điều tra thực tế, đánh giá tiềm năng và khả năng thu hút khách của các lợi thế về cảnh quan tự nhiên, tài nguyên nhân văn và các nội dung mà đề tài tiếp cận nghiên cứu, tôi đã đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể trong từng vấn đề, từng lĩnh vực trong công tác quản lý liên ngành, một số ngành chức năng liên quan, UBND tỉnh, thành phố Đà Lạt, hiệp hội du lịch, và trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn, người dân và khách du lịch vì sự nghiệp phát triển du lịch địa phương.


        Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của ngành du lịch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch địa phương.


        Tuy nhiên, như đã trình bày phần trước nội dung đề tài nghiên cứu là còn khá mới, phạm vi rộng, tính phức tạp lớn. Hơn nữa khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Vì vậy, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót cần có sự góp ý của Thầy, Cô và các cá nhân quan tâm đến du lịch Lâm Đồng.


        Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, các ban ngành, các doanh nghiệp đã luôn giúp đỡ, cộng tác với tôi để thực hiện đề tài có chất lượng, hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra.




Phát triển du lịch bền vững tình Lâm Đồng

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Những thách thức khi phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng


        Bên cạnh cơhội thì du lịch Lâm Đồng còn phảiđố mặt với một số thách thức lớn trên conđường phát triển du lịch biển bền vững, cụ thể như sau:


Trước tiên, do nhu cầu của du khách ngày càng tăng và thay đổi khá nhanh, nên du lịch tỉnh Lâm Đồng cần phải nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt kịp thời những nhu cầu ấy, để đưa ra các sản phẩm du lịch cũng như chất lượng cao cạnh tranh so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Bên cạnh đó, xu hướng ngày nay du khách thường thích đi đến biển, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa được công nhận là Di sản thế giới …nên đó cũng là một thách thức lớn đối với phát triển du lịch tỉnh trong tương lai.


        Thứ hai, du lịch Lâm Đồng phảiđối mặt với việc nguồn nhân lực thiếu và yếu về kinh nghiêm, ngoại ngữ, trìnhđộ cao trong quản lý kinh doanh du lịch…


        Thứ ba, do ảnh hưởng về tình hình chính trị, lạm phát nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cũng như các thiên tai bất thường, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đã tạo ra thách thức khá lớn đối với du lịch Lâm Đồng, có thế trong thời gian tới, số lượng du khách ở một số thị trường thân thuộc sẽ bị giảm nhẹ, ảnh hưởng đến doanh thu du lịch tỉnh…


Trước những thách thức lớnđó du lịch Lâm Đồng muốn phát triển bền vững thì phải dần hoàn thiện cơchế chính sáchđể có thể khai thác thời cơ, có những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch một cách bền vững,đặc biệt là cần phải nâng cao nhận thứcđúngđắn của các ngành và của cộngđồngđể từđó có thể liên kết giúpđỡ nhau phát triển sâu, phát triển bền vững từđó vượt qua các thách thứcđối mặt.




Những thách thức khi phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Du lịch Lâm Đồng – chưa tiếp cận đến khách du lịch nước ngoài


        Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chưa được cao so với một số tỉnh thành khác trong cả nước. Nguyên nhân chính là nhu cầu của thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay thường quan tâm đến du lịch biển, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa được công nhận là Di sản thế giới…Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan khác là Lâm Đồng vẫn chưa tạo ra những nước đột phá trong thu hút khách quốc tế bằng các sản phẩm du lịch với các dịch vụ, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cao và khó tính của họ.


        Cũng trong thời gian đó, từ năm 2008 – 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch thế giới nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam và Lâm Đồng nói riêng, làm cho nhu cầu đi du lịch của các du khách cũng bị hạn chế vì lý do tài chính, ngoài ra cộng hưởng với sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường du khách quốc tế đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng.


        Ngoài ra, do còn hạn chế về số lượng các chuyến bay đi và đến với Lâm Đồng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách cũng gây hạn chế trong việc thu hút khách quốc tế.


        Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng số liệu thống kê trên, có thể nhận thấy được vào năm 2010 du lịch Lâm Đồng đã đón hơn 3.115 ngàn lượt khách, trong đó có đến 163,5 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 25,77% so với cùng kỳ năm 2009. Để đạt được điều này, một phần là nhờ vào việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã ngày càng đa dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ du lịch, bên cạnh đó nhờ vào công tác xúc tiến du lịch Lâm Đồng đến các thì trường khách quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN đã được quan tâm thực hiện tốt hơn, ngoài ra trong năm 2010 cả nước có khá nhiều sự kiện văn hóa – xã hội mang tầm quốc gia đã được tổ chức như : Lễ hội 1000 năm Thăng Long, …và các lễ hội khác được tổ chức trong tỉnhcũng đã góp phần thu hút du khách đến với du lịch tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng cao.




Du lịch Lâm Đồng – chưa tiếp cận đến khách du lịch nước ngoài

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Một số cảnh đẹp tỉnh Lâm Đồng


        Thác Tà Ngào (huyện Bảo Lâm):Thác Tà Ngào thuộc địa phận xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 10 km về phía Nam theo quốc lộ 55. Thác nước cao khoảng 30 m trong khu rừng nguyên sinh với những thân cây cao vút, cảnh quan rất thơ mộng.


        Hiện tại thác Tà Ngào đã được khai thác phục vụ du lịch và là điểm tham quan, thư giãn lý tưởng của du khách tại khu vực thành phố Bảo Lộc và phụ cận. Trong tương lai cần mở rộng quy mô để tương xứng với tiềm năng khu vực.


        Suối Tiến (huyện Đạ Huoai):Suối Tiên là khu vực có cảnh quan đẹp nằm ven suối, nằm tại km 152 trên quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt. Với tổng diện tích rừng gần 600 ha, nằm trong vùng khí hậu mát mẻ, giữa vùng đồi núi có nhiều cảnh quan đẹp, thảm thực vật và động vật phong phú đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của thiên nhiên.


        Ngày nay, khu vực Suối Tiên đã được Saigon Tourist đầu tư xây dựng thành khu du lịch Madagui mang chủ đề khám phá rừng mưa nhiệt đới với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên quy mô khai thác mới chỉ đạt một phần nhỏ tiềm năng.




Một số cảnh đẹp tỉnh Lâm Đồng

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành du lịch Lâm Đồng


        Dân cư và lao động:là yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Sự gia tăng dân số, gia tăng mật độ dân số, tăng tuổi thọ, sự phát triển đô thị hóa….một mặt làm tăng lực lượng lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ dẫn đến làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, mặt khác lại cung cấp nguồn lao động trong ngành dịch vụ du lịch, bảo đảm nguồn nhân lực cho du lịch phát triển.


        Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: có tầm quan trọng hàng đầu đối với phát triển du lịch. Nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhucầu đó thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội trước hết là làm ra đời hoạt động du lịch, rồi sau đó đẩy nó với phát triển với tốc độ nhanh hơn. Sự phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi các ngành kinh tế khác, đặc biệt là một số ngành như nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vân tải…Đây là những ngành giúp cho đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của du khách đó là ăn, ở, đi lại…


        Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch:là nhu cầu nghỉ ngơi của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần trong quá trình sinh hoạt và lao động của con người. Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội dưới tác động khách quan thuộc môi trường bên ngoài và phụ thuộc vào phương thức sản xuất. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển của du lịch. Khi nhu cầu này phát triển đến một mức cao nhất định của nó là mức nhu cầu xã hội thì có vai trò quyết định đến cấu trúc của ngành du lịch.


        Điều kiện sống:điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt đến một trình độ nhất định. Một trong những yếu tố chỉ thị mức sống là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Thực tế cho thấy ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức thu nhập bình quân theo đầu người cao thì nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.




Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành du lịch Lâm Đồng

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch outbound Việt Nam


Sản phẩm du lịch của công ty du lịch và thể thao Việt Nam chủ yếu là các chương trình du lịch trọn gói được công ty xây dựng và tổ chức phục vụ khách du lịch. Đối với chương trình outbound Đông Nam Á thì để ngày càngthuhút được nhiều khách và nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty lữ hành khác thì công ty cần quan tâm đến một số vấn đề sau:


- Phát triển các dịch vụ đi kèm bổ sung cho sản phẩm hiện có của công ty


Việc phát triển các dịch vụ bổ sung này dựa trên việc nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Các sản phẩm phụ này có thể là các dịch vụ bổ sung, chăm sóc khách hàng khiến họ hài lòng hơn:


+ Sự thuận tiện trong việc đặt mua chương trình, có địa chỉ khách hàng qua email và gửi thư cho họ một cách thường xuyên trong các dịp lễ, tết, quốc tế lao động, quốc khách đó là những lúc mà họ có nhiều thời gian rảnh rỗi nhất


+ Tổ chức sinh nhật cho thành viên trong đoàn nếu ngày sinh nhật nằm trong hành trình


+ Tặng quà lưu niệm ghi ý kiến đóng góp cho công ty các dịch vụ miễn phí chụp ảnh kỷ niệm, dịch vụ hành lý


- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lí tiêu dùng của khách du lịch khi mua các chương trình outbound Đông Nam Á để xây dựng các chương trình du lịch phù hợp đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất và mang lại độ thoả mãn cao nhất cho khách.


- Cần xác định rõ tính chất chủ đạo của chương trình du lịch xây định xây dựng để từ đó biết điều chỉnh các yếu tố cấu thành sản phẩm một cách phù hợp nhất. Sao cho một chương trình du lịch được xây dựng càng về cuối chương trình càng ấn tượng, bất ngờ thú vị và sâu sắc hơn, chương trình thu hút khách du lịch thuần túy khác các chương trình thu hút khách công vụ. Ví dụ khách công vụ có khả năng chi trả cao hơn vì thế họ đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải cao hơn và các chương trình phải thuận tiện trong công việc của họ.


Hiện nay xu hướng khách đi du lịch sang Thái – Mã – Sing là rất nhiều đối với loại khách này công ty nên đưa ra các chương trình du lịch trọn gói với thời gian 6 – 7 ngày, trong mỗi chương trình du lịch cần phải nêu được những nét đặc sắc của văn hóa, các đặc trưng, những nổi bật của điểm đến.


Nếu xét thấy sản phẩm du lịch không còn phù hợp với xu thế tiêu dùng của khách du lịch hiện nay công ty nên hủy bỏ hoặc thiết kế lại.Công ty nên xây dựng một chương trình mới và thực sự duy nhất mà các công ty khác chưa có.


Ngoài các chương trình du lịch đã được xây dựng sẵn để cung cấp cho khách công ty còn căn cứ vào yêu cầu của khách để xây dựng các chương trình du lịch theo các yêu cầu của khách tuy việc này có nhược điểm là chi phí rất cao nhưng thỏa mãn được nhu cầu cao nhất của khách


- Cần có sự kết hợp giữa hai loại chương trình du lịch hiện nay của công ty là chương trình trọn gói và chương trình tự chọn. Khi kết hợp hai loại chương trình này thì nó sẽ tạo nên tính phong phú và hấp dẫn hơn và tạo ra cho chương trình du lịch có thời lượng, thời gian dài hơn để có thể làm tăng doanhthucủa công ty.


- Cần xây dựng những chương trình du lịch mang chủ đề mua sắm thăm viếng vv…


- Nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm du lịch outbound để từ đócó nhữngbiện pháp kéo dài chu kì sống của những sản phẩm này và có những chính sách marketing phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.




Hoàn thiện chính sách sản phẩm du lịch outbound Việt Nam

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Đánh giá chất lượng thiết kế chương trình du lịch


Công tác nghiên cứu thị trường


- Nghiên cứu cầu du lịch


Khách mua các chương trình đi Thái – Mã – Sing chiếm tỉ trọng khách lớn trong tổng lượt khách Outbound của công ty và là mảng thị trường mà công ty đang tiếp tụctheođuổi và mở rộng.


Trong kinh doanh nghiên cứu thị trường luôn là một khâu không thể thiếu, góp phần quan trọng vào sự thành công của bất kỳ loại công tynào .


Công ty nghiên cứu sự ưa thích của khách hàng về chương trình du lịch trên cơ sở dựa vào đặc tính, thói quen tiêu dùng của họ. Cụ thể nghiên cứu cầu du lịch nhằm xác định được đối tượng khách hàng của doanh nghiệp mình là ai, họ có nhu cầu và mong muốn như thế nào, phong tục tập quán và thị hiếu tiêu dùng của họ, làm thế nào tác động vào họ để kinh doanh có hiệu quả hơn. Từ đó xây dựng các chương trình du lịch khác nhau cho những đối tượng khách hàng khác nhau. Khi tiến hành nghiên cứu cầu và nhu cầu du lịch của thị trường, nhà quản trị phải xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng và điều kiện đi du lịch vủa dân cư như: Quỹ thời gian và thời điểm nhàn rỗi, khả năng thanh toán dành cho hoạt động du lịch, động cơ du lịch là gì…Từ đó xác định được các thể loại du lịch và chất lượng dịch vụ mong muốn của từng nhóm khách hàng.


+ Công tác nghiên cứu cầu du lịch được công ty tiến hành thường xuyên, liên tục và được đảm nhận bởi các nhân viên phụ trách mảng Outbound Thái – Mã-Sing.


+ Nội dung nghiên cứu là những nhu cầu, sở thích, đòi hỏi, thói quen của khách đối với các tour đi Thái- Mã – Sing.


Qua kết quả nghiên cứu thì đối tượng khách mua các chương trình đi Thái- Mã-Sing củacông ty là các khách trên cả nước. Họ thường lá các hộ kinh doanh buôn bán, các thương gia, các cá nhân người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam…Họ là những người cóthunhập tương đối cao, khả năng chi trả lớn, có thời gian. Khi tham gia các chương trình du lịch đi Thái- Mã- Sing thì ngoài mục đích du lịch thuần tuý họ còn kết hợp cả du lịch công vụ và vui chơi giải trí, mua sắm. Ngoài ra đến với các tour này thì công ty có các đoàn khách là tập thể cán bộ công nhân viên của các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Những khách này thì có thời gian tham gia vào chương trình ngắn ngày nhưng có ưu điểm ở chỗ là họ được tổ chức thanh toán chi trả cho chuyến đi, số lượng đông và dễ quản lý. Mục đích chính của họ là du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử của các nơi đến kết hợp với mua sắm.




Đánh giá chất lượng thiết kế chương trình du lịch

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Những cảnh đẹp hấp dẫn đối tượng Việt Kiều


Hiện nay nhiều du khách nhất là Việt kiều đăt biệt quan tâm đến chất lượng của những chuyến đi như phương tiện , nơi ăn , chốn ở và giải trí .Một số hướng dẩn viên cho biết năm nay tình hình an ninh , cảnh quan môi trường , chất lượng dịch vụ ở lể hội ,chùa chiền đã được cải thiện . Du lịch giờ đây không chỉ bó hẹp trong khái niem thư giản tinh thần mà còn giúp tăng cường thể lực . Bởi thế càng ngày càng có nhiều du khách chuyển từ tour thuần túy nghỉ ngơi , dưỡng bệnh sang tour kết hợp thể thao , hành động . Đây là loại hình mới du nhập sang Việt Nam những năm gần đây . Tuy chưa trở thành phong trào nhưng dược nhiều bạn trẻ đón nhận . Tour hành động là hình thức tour kết hợp với những hoạt động thể thao mạo hiểm như leo núi , vượt thác đi bộ xuyên rừng … Du khách có thể khám phá các vách núi gấn các điểm du lịch phổ biến như vực tử thần ở DATANLA (Đà Lạt) , hang dơi ( Phan Thiết ) , các vách núi ở suối Vĩnh Hảo , hòn Phụ Tử (Hà Tiên) , Hòn nghệ ( Kiên Giang) . Du lịch mạo hiễm được Didier – một huấn luyện viên người Pháp đưa vào Việt Nam cuối những năm 90 với các môn leo núi , vượt thác , lượn dù ở Đà Lạt . Hay mọi người sẽ dược chiêm nghưỡng cả một thế giới kỳ ảo trong lòng đạo dương . Các loại sinh vật biển đủ màu sắc tung tăng bơi lội cạnh những rặng san hô , hải quỳ . Họ sẽ tận mắt thấy thế giới tuyệt vời đó khi tham gia tour lặn biển .


 




Những cảnh đẹp hấp dẫn đối tượng Việt Kiều

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Đăc điểm chương trình du lịch


- Tính vô hình của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đong đo đếm, sờ, nếm thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống như người ta bước vào một cửa hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu dùng nó thì mới có được sự cảm nhận về nó tốt, xấu, hay dở. Kết quả khi mua chương trình du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải là sở hữu nó.


- Tính không đồng nhất của chương trình du lịch biểu hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nhau. Vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bản thân các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không thể kiểm soát được. Do đó, việc đánh giá chất lượng của một chuyến du lịch theo tiêu chuẩn hoá nó là công việc rất khó khăn với doanh nghiệp lữ hành. Bởi vì thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng dịch vụ trong chuyến du lịch là trùng nhau.


- Tính phụ thuộc và uy tín của nhà cung cấp. Các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp. Cũng dịch vụ đó nếu không phải đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn đối với khách. Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể hoặc trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng.




Đăc điểm chương trình du lịch

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Những điều kiện phát triển của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa


Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới đã kết nạp với Vịnh Nha Trang làm thành viên thứ 29 của tổ chức này. Thành phố Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ ở bãi cát mịn, nước biển xanh, song êm, mà còn ở những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi, lãng mạn không kém Phuket của Thái Lan, hoặc Cannens ở miền Đông nước Pháp.


Với lợi thế hệ thống các đảo, núi, vịnh và bãi biển đã tạo cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng, liên hoàn…Nhiều dự án lớn về du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, vui chơi, giải trí mang tầm vóc quốc gia, quốc tế được đầu tư xây dựng với qui mô lớn đã và đang đi vào hoạt động như: Khu du lịch Hòn Ngọc 5 sao, Khách sạn Sunrise 5 sao; ngoài ra khu nghỉ mát cao cấp và sân golf Rusalka – Bãi Tiên, Khu du lịch Sông Lô, Khu du lịch sinh thái Evason Hideaway at Mandara sắp đưa vào khai thác…Đến nay đã có rất nhiều dự án đầu tư vào các khu du lịch Bãi Dài – Cam Ranh và Vịnh Vân Phong – Van Ninh.


Với những điều kiện địa lý, thiên nhiên rất thuận lợi cùng điều kiện cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, một tương lai không xa Nha Trang – Khánh Hòa sẽ trở thành một phố du lịch – hội chợ – hội nghị, hội thảo khu vực và quốc tế.


Những chương trình văn hóa – văn nghệ lớn như Sao Mai điểm hẹn, Duyên Dáng Việt Nam đến các cuộc thi nhan sắc như Hoa Hậu Tiền Phong, Hoa Hậu Thế Giới, Hoa Hậu Trái Đất, Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008 và những hoạt động mang hương sắc của vùng miền như Festival biển, Triển lãm cuộc thi nhảy dù quốc tế, đua thuyền buồm quốc tế VinaCapital Hong Kong – Việt Nam 2008 lần thứ 3…Những sự kiện văn hóa – thể thao này được gọi là “sự kiện Marketing”, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham gia và cổ vũ. Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện đặc biệt; giới thiệu các cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh cho ngành du lịch và nhiều ngành khác tại Khánh Hòa.


Gia nhập WTO, ngành Du lịch đã có những thay đổi lớn. Những cơ hội và thách thức cho ngành Du lịch cũng trở nên rõ rang hơn. WTO cũng đã thổi một làn song tăng trưởng mới cho Du lịch Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Lần đầu tiên doanh thu của ngành Du lịch Khánh Hòa đạt ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Và sau nhiều nổ lực quảng bá, xúc tiến, Nha Trang – Khánh Hòa đang trở thành một điểm đến nóng trên bảng đồ Du lịch.




Những điều kiện phát triển của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Nha Trang – Thành phố của du lịch


Nói đến Khánh Hòa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang – thành phố biển đã nổi tiếng từ lâu với vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: từ vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất đến biển xanh, cát trắng, nắng đẹp quanh năm; người dân hiền hòa, nhân hậu và mến khách.


Nơi đây còn được biết đến thành phố của lễ hội: Festival Biển, Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa Hậu Hoàn Vũ 2010…Các bãi biển đẹp của thành phố này, đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du khách đến nơi đây.


Bên cạnh đó, Khánh Hòa nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và thế giới. Đường quốc lộ 1 và đường sắt chạy từ Bắc đến phía Nam tỉnh, nối liền Khánh Hòa với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ðường quốc lộ 26 nối liền Khánh Hoà với các tỉnh Tây nguyên. Các cảng Cam Ranh, Nha Trang nối liền Khánh Hoà với cả nước và quốc tế. Vùng biển rộng, với 200 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần đất liền và đặc biệt là huyện đảo Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng. Biển có nhiều đặc sản như tôm, mực, các loại cá biển Bắc, biển nhiệt đới … Vì vậy ở Khánh Hòa có nhiều đặc sản biển phong phú: Bún mực, Nem Ninh Hòa, Nhum, Đặc sản xứ Trầm Hương, Bún cá Ninh Hòa, Chợ ẩm thực đêm, Bún sứa,.. Ðặc biệt là yến sào, một đặc sản có giá trị quý như vàng, khiến từ lâu vùng quê này được mệnh danh “xứ trầm, biển yến”. Ðất Khánh Hòa thích hợp với nhiều loại cây trồng nên nông nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh.


Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi cho một địa hình hết sức tự nhiên và phong phú, đầy đủ biển, hồ sông suối. Tiềm năng sinh thái của vùng biển Khánh Hòa rất lớn cho phát triển kinh tế du lịch.


Đa dạng du lịch biển đảo, thành phố nằm sát ngay Vịnh Nha Trang lộng lẫy, phương tiện đi lại trong thành phố tốt, người dân hiếu khách, món ăn ngon và không quá mắc. Trong mùa du lịch 2009, Nha Trang đã đón hơn 81.000 lượt du khách mà không hề mang tai tiếng, một con số không ít chút nào.




Nha Trang – Thành phố của du lịch

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Hiện trạng môi trường tại các làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp


Trên địa bàn tỉnh hiện có 276 doanh nghiệp và 14.124 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thủ công như: các cơ sở sản xuất gạch ngói, các cơ sở lau bóng gạo, các cơ sở xay xát và một số chủ hộ nuôi cá ao


Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã công nhận 37 làng nghề thủ công nghiệp truyền thống. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động, chiếm 10% lực lượng lao động nông thôn. Hình thức phổ biến hiện nay là nuôi heo kết hợp với sản xuất bột, mỗi hộ nuôi với quy mô nhỏ trung bình từ 1 – 10 con/hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi chỉ quan tâm đến chuồng trại mà không chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải, toàn bộ chất thảicủa gia súc được thải ra ngoàiđã gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.


Trong tỉnh hiện có 6 điểm làm bột kết hợp chăn nuôi heo: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành), Long Thắng và Tân Dương (huyện Lai Vung). Chỉ riêng xã Tân Phú Đông số heo nuôi bằng 10% số heo nuôi toàn tỉnh với khoảng 30.000 – 40.000 con. Đây là làng nghề chiếm diện tích 1.193 ha, với lượng chất thải rắn thải ra môi trường hàng ngày khoảng 70 – 80 tấn và 4.000 m3nước thải; 1,6 tấn rác thải sinh hoạt. Làng nghề áp dụng quy trình sản xuất chế biến từ tấm phụ phẩm trong xay xát, ngâm ủ, sau đó xay ra bột, do đó lượng nước thải trong làm bột có đặc tính chua, giàu dinh dưỡng dễ lên men gây mùi khó chịu. Phụ phẩm trong chế biến bột được đưa vào chăn nuôi heo nên hàng ngày lượng phân heo và nước thải chăn nuôi thải ra một lượng rất lớn gây ô nhiễm môi trường.


Kết quả khảo sát chất lượng nước thải từ một hộ sản xuất trong làng nghề được Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện năm 2006 cho thấy:


Bảng III.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất bột và chăn nuôi heo





























































































































STT



Thông số



Đơn vị tính



Nước thải sản xuất tinh bột nhà ông Lương Hữu Định



TCVN 5945 – 2005



Đợt 1



Đợt 2



A



B



1



Nhiệt độ



0C



28,5



28,7



 40



40



2



pH



-



7,56



7,42



6 – 9



5,5 – 9



3



EC



mc/S



14.540



16.440



-



-



4



TDS



mg/L



1,907



2,314



-



-



5



BOD5



mg/L



8,937



8,437



30



50



6



COD



mg/L



10,83



9,761



50



80



7



SS



mg/L



2,437



2,143



50



100



8



Amôniac



mg/L



0,15



0,17



5



2



9



Clorua



mg/L



2,8



3,446



500



600



10



P Tổng



mg/L



0,93



0,67



4



6



11



Sắt tổng



mg/L



0,27



0,32



1



5



12



Chì



mg/L



0,0012



0,0016



0,1



0,5



13



Cd



mg/L



<0,001



<0,001



0,001



0,01



14



Dầu mỡ



mg/L



1,57



2,41



5



5



15



Hg



mg/L



<0,001



<0,001



0,005



0,01



16



Tổng coliform



MPN/100ml



2.400.000



2.100.000



3.000



5.000



Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, 2006


Kết quả trên cho thấy nồng độ BOD, COD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sản xuất công nghiệp (loại A), trong đó chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn từ 700 – 800 lần. Đây chỉ là số liệu phân tích nước thải tại 1 cơ sở sản xuất trong làng nghề, trên thực tế nguồn nước thải này còn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn rất nhiều và hiện đang gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực.




Hiện trạng môi trường tại các làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu môi trường du lịch


QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGhiện nay tại ViệtNamnóichungcòn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (naylà Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên vềQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG:


- Phương pháp luậnQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG.


- 2 hướng dẫn vềQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGvùng.


- Quy hoạch sơ bộ môi trường Đồng bằng sông Hồng.


Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.


Tiếptheocác nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đếnQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGđã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm:


-QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGtỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia ViệtNamthực hiện.


-QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGTp. Huế (1998);QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGTp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện.


- Nghiên cứu xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGđồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999.


- Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH) làm cơ sở xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGphục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000.


-QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGvùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường & Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ & Quản lý môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2001.


- Nghiên cứuQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGphục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001.


- Nghiên cứu xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGvùng kinh tế trọng điểm miền Trung (TP Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên – Huế, QuảngNam, Quảng Ngãi) – Trung tâm KHKT & CN quân sự thực hiện năm 2004.


- Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện năm 2007.


- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện.


- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện.


- Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa, tỉnh LongAnđến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện.


- Và nhiều các nghiên cứu khác vềQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG.


Đặc biệt là mới đây có 2 Đề tài thuộc chương trình “Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai” (KC-08) và 1 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được nghiệmthucấp cơ sở và cấp Nhà nước là:


- Đề tài: Nghiên cứu xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGphục vụ phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê QuýAnlàm chủ nhiệm đề tài.


- Đề tài: Nghiên cứu xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGvùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên – Huế, QuảngNam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài.


- Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGphục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài.


Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứuQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cậntheomỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựngQUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG.




Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu môi trường du lịch

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Du lịch miền Tây: Cần Thơ


Thành phốCần Thơcòn rất nhiều tiềm năng chua được khai thác. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, thành phốcũngđã và đang đầu tư xây dựng các hạng mục công trình phục vụ phát triển du lịch, không ngừng đầu tư phát triển du lịch trên tất cả các lỉnh vực.Đặc biệt trong năm 2008 Cần Thơ đăng cai tổ chức “Năm du lịch quốc gia MeKong – Cần Thơ”, đây là một cơ hội rất lớn và Cần Thơ đã tận dụng triệt để nâng cao lượng khách thamquanvà doanh thu cho toàn ngành du lịch trong năm. Sau sự kiện này, Cần Thơquyết tâmtăng cường phát triển du lịch hơn nữanhằm đạt mục tiêu “Cần Thơ – điểm đến lí tường, an toàn và thân thiện”, nơi hội tụ“Văn minh sông nước Mê Kông”.Tuy nhiên, hiện tại thành phố vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần sớm được tháo gỡ.


Để thực hiện các mục tiêutrênthành phố Cần Thơ vẫn còn nhiều việc phải làm. Cụ thể trước hết phải thu hút sự chú ý của khách du lịch, làm sao cho du khách vẫn còn lưu luyến khi rời khỏi Cần Thơ. Du lịch càng mớilạ, độc đáo càng có sức thu hút. Phát huy sức mạnh mỗi địa phương và sức mạnh tổng hợp toàn vùng.Tạo ấn tượng trong lòng du khách một thành phố trẻ “xanh – sạch – đẹp – hiện đại – hấp dẫn.


Bên cạnh đó hệ thống phục vụcủa ta còn hiều hạn chế, cần có chiến lược đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ. Giảm thiểu tình trạng cò mồi, ép giá, gian lận với khách du lịch tạo ấn tượng không tốt.


Thứ ba, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho du lịch phát triển, có chính sách kêu gọi đầu tưtrong và ngoài nước.


Do kiến thức còn hạn chế nên chưa thể nêu lên được đầy đủ những vấn đề liên quan, nhưng hi vọng đây là một đóng góp nhỏ cho sự phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.




Du lịch miền Tây: Cần Thơ

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Lễ hội đền Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh


Lễ hội:


Thời gian:2/1 – 30/3 âm lịch. Chính hội 3/2 âm lịch.


Địa điểm:Phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.


Đối tượng suy tôn:Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (Đông Hải đại vương), Hoàng Cầu, tướng lĩnh người địa phương.


Đặc điểm:Lễ dâng hương và rước bài vị.


Lịch sử:Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vuaTrầnAnh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộckháng chiến chống quân nhà Nguyên.


Tương truyền trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông là miếu thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”.


Đền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh.Đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền có ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi. 


Vào mùa lễ hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự lễ hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. 




Lễ hội đền Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Thành phố Hạ Long.


Toạ độ địa lý của thành phố Hạ Long hiện nay, từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ bắc, 106050’ đến 107030’ kinh độ đông. Phía bắc- tây bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía đông- đông bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía tây- tây nam giáp huyện Yên Hưng.


Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 22.250 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.


Thànhphố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính, gồm 18 phường và 2 xã, cách thủ đô Hà Nội 165km về phía tây, theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70km về phía Nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km theo quốc lộ 18A.


Dânsố của Thành phố tính đến 1 tháng 4 năm 2009 là 215.795 người, đông nhất là người Kinh mà nguồn gốc chủ yếu là từ các tỉnh khác đã chuyển đến sinh sống trong quá trình phát triển. Người dân gốc của Thành phố là những người dân chài hiện còn sinh sống ở các xã chủ yếu làm nghề cá. Thành phố, do đặc điểm của địa hình, chia làm hai khu vực rõ rệt là khu vực phía đông và khu vực phía tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420 mét, nước chảy xiết khi thuỷ triều lên xuống. Nối hai bờ Cửa Lục là cây cầu Bãi Cháy, một trong 5 cây cầu dây văng một mặt phẳng dây lớn nhất thế giới. Không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Hạ Long, việc đưa cầu Bãi Cháy vào hoạt động còn góp phần đáp ứng cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao của thành phố Hạ Long và của Đất nước. Phía đông Thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của Tỉnh. Ở đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng… Cũng ở đây, có các mỏ than lớn của Tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi năm sản xuất khoảng gần 6 triệu tấn than.




Thành phố Hạ Long.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

KHUYẾN MẠI TOUR DU LỊCH TRĂNG MẬT


Công ty cần áp dụng chương trình khuyến mại chung của mình với dịch vụ du lịch mới này. Vào các dịp ngày lễ, ngày tết hoặc vào mùa du lịch, công ty cần có một số chính sách khuyến mại cho một số tour du lịch đặc biệt. Các biện pháp khuyến mại có thể là giảm giá, thêm các điểm thăm quan mà vẫn giữ giá tour như cũ…


Đặc biệt đối với dịch vụ du lịch mới là tour du lịch trăng mật này, công ty nên khuyến mại cho các đôi uyên ương một bữa ăn đêm lãng mạn, một chai rượu sâm banh nồng nàn chỉ dành riêng cho hai người trong phòng. Với bữa ăn đêm miễn phí, trong một khung cảnh lãng mạn, các cặp uyên ương sẽ vô cùng hài lòng với sự phục vụ của công ty.


Hiện nay chúng ta đã có kênh truyền hình dành riêng cho du lịch trên hệ thống cáp của Đài truyền hình Việt Nam. Công ty nên tận dụng điều kiện này để thực hiện một số chính sách PR, để lại ấn tượng trong khán giả.


Công ty có thể tài trợ cho một chương trình thời sự hoặc phim tài liệu về du lịch trên truyền hình, vừa giới thiệu được cảnh đẹp đất nước, vừa quảng bá cho hình ảnh công ty.


Ngoài ra, công ty có thể đăng các bài báo, phóng sự về du lịch lên trang web của mình hoặc lên một số tờ báo chuyên về du lịch.


Công ty cần có chính sách khuyến khích nhân viên, đội ngũ cộng tác viên thu hút thêm khách hàng với công ty. Bên cạnh việc hỗ trợ các công cụ để đội ngũ này có thể làm việc chuyên nghiệp, công ty cần có các chính sách thưởng hấp dẫn cho những người làm tốt như mức thưởng bậc thang chứ không cố định tại một mức. Như vậy sẽ có hiệu quả rất tốt với những người tham gia, đồng thời cũng đem lại không ít lợi nhuận cho công ty.


Đối với các cộng tác viên chuyên nghiệp, có đóng góp lớn cho công ty, công ty có thể tuyển dụng trực tiếp và cho hưởng một mức lương cao ngay từ khi vào chứ không phải hưởng một mức lương bình thường của những người mới vào công ty. Đồng thời công ty tiếp tục khuyến khích họ thu hút thêm khách hàng cho mình.




KHUYẾN MẠI TOUR DU LỊCH TRĂNG MẬT

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thực trạng hoạt động Marketing của VPTOUR


Bộ phận Marketing này là chiếc cầu nối giữa người khách hàng và các nguồn lực bên trong của VPTOUR. Hoạt động Marketing có chức năng làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường, xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với diễn biến của thị trường, với kế hoạch kinh doanh của Công ty, với thời vụ. Tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến( tuyên truyền, quảng cáo, kích thích khách hàng tiêu dùng dịch vụ của Công ty mình)


Trong những ngày đầu mới thành lập đội ngũ nhân viên còn ít nên hoạt động Marketing nhỏ hẹp, thị trường tập trung vào đối tượng khách hàng quen biết.


Ngày càng phát triển cùng với đội ngũ nhân viên ngày càng lớn mạnh thì hoạt động Marketing ngày càng rõ rệt thể hiện từ đầu những năm 2008 đến nay như sau:


Công tác nghiên cứu, mở rộng kinh doanh du lịch Tuần Trăng Mật


+) Công ty đã chia nhỏ và lựa chọn ‘khe hở’ của thị trường du lịch Tuần Trăng Mật, khách hàng có khả năng thanh toán ở mức độ khá trở lên. Đoạn thị trường này rất khả quan, tạo ra sự khác biệt với các công ty khác tránh được đối thủ cạnh tranh hiện tại.


+) Danh mục sản phẩm: có đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cơ bản và có nhiều loại phù hợp với nhu cầu đa dạng cũng như khả năng thanh toán của khách. Trang thiết bị đầy đủ, thuận tiện, dễ sử dụng đảm bảo cung cấp được dịch vụ có chất lượng tốt đến với khách hàng.


+) Chính sách giá của Công ty được áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với từng đối tượng khách. Gía của các tour Du lịch và các cuộc hội thảo thường với chất lượng đảm bảo mà giá lại cạnh tranh với các Công ty khác.


+) Không những vậy Công ty đã tận dụng triệt để mối quan hệ của mình với các ban ngành và rất chú trọng việc tạo lập phát triển các mối quan hệ với các đơn vị, công ty, chính quyền các tỉnh,… những tổ chức mang lại nguồn khách chủ yếu cho Công ty mình.


+) Công ty đã thực hiện hoạt động quảng cáo khá thành công tạo ấn tượng cho khách qua việc xuất hiện hàng loạt logo Công ty in trên các bao bì, công văn, giấy tờ, đồ lưu niệm tặng khách, Lịch tết hàng năm… Đặc biệt các thông tin về Công ty và dịch vụ cung cấp trên trang web riêng, và trang web liên kết với trang web của Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội đã có tác động tích cực đến quá trình tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua của khách hàng.


Hơn nữa, VPTOUR còn thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị khác từ đó tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Công ty của mình.




Thực trạng hoạt động Marketing của VPTOUR

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Lựa chọn thị trường cho phát triển du lịch bền vững.


Để phát triển du lịch bền vững thì việc lựa chọn thị trường khách là rất quan trọng, nó là yếu tố quyết địnhđến sự phát triển ngành du lịch. Các thị trường lớn về khách du lịch tới Việt Nam chủ yếu là các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,các nước TâyÂu và Hoa kỳ,… để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan chúng ta cần phải làm những công việc sau :


- Cần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệunâng cao hình ảnh về du lịchQuảng Bình nói chung, các giá trị và tiềm năng phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng một cách rộng rãi hơn.


- Tăng cường quan hệ với các hãng thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trong nước và nước ngoài để hỗ trợ và xúc tiến quảng bá hình ảnh VQG Phong Nha –Kẻ Bàng ở trong nước cũng như ra nước ngoài, vừa thu hút vốn đầu tư vừa thu hút khách du lịch Quốc tế.


- Tích cực tham gia “Con đường Di sản Miền Trung”,kết nối với các Disản Văn hóa Thế giới Cố đô Huế,Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Di sản Văn hóa Thế giớiThánh địa Mỹ Sơn. Hiện nay, badi sản này đã có thương hiệu mạnh đối với khách nước ngoài;thời gian qua, số lượng khách nước ngoài đến đây rất đông, chiếm tỷlệ cao trong tổng số du khách.Quá trình tham gia phối hợp này sẽ tạo thành một liên kết hữu cơ các Di sản trên dải đất Miền Trung,hỗ trợ cho nhau trong quảng bá tiếp thị. Với mục tiêu là làm thế nào để khách đến với Miền Trung đều phải đến với cả bốn Di sản này, dần dần nâng cao vị thế và hình ảnh các Di sản thế giới trong phát triển thị trường khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Quốc tế.


-Chủ động tổ chức,tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội thảo Quốc tế và khu vực về du lịch; xuất bản nhiều hơn các ấn phẩm tờ gấp, sách hướng dẫn, phim ảnh, băng đĩa hình giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng .


- Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch cần tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng Cục du lịch, hợp tác với Hiệp hội Du lịch các Quốc gia trong khu vực để mở rộng, liên kết tua tuyến đưa khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng. Trước mắt ưu tiên mở rộng thị trường khách du lịch trong khu vực ASEAN và Châu Á. Thông qua việc liên kết với các nước Thái Lan, Lào để xúc tiến quảng bá thu hút khách ASEAN qua đường 8, đường 9, đường 12. Cần có kế hoạch liên kết với Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc để xúc tiến quảng bá thu hút khách khu vực Châu Á., đồng thời có kế hoạch để xúc tiến, tiếp thị thu hút khách du lịch Châu Âu và Châu Mỹ trong thời gian dài hơn.


- Cần đầu tư để làm phong phú thêm nội dung của Website Quảng Bình, Website VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; hỗ trợ kinh phí để duy trì và thường xuyên làm mới các trang thông tin điện tử này. Phải xác định đây là kênh thông tin chủ đạo trong những năm tới. Càng ngày phương tiện thông tin này càng được sử dụng nhiều, đặc biệt khách du lịch là người nước ngoài chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet. Cần phải đa dạng hóa ngôn ngữ cho Website Phong Nha – Kẻ Bàng (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, vv…) để phù hợp với đa dạng khách Quốc tế từ các châu lục khác nhau..


- Cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ ngành trung ương để có kế hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch tầm Quốc gia tại Quảng Bình để quảng bá hình ảnh Quảng Bình, hình ảnh VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thu hút khách du lịch.


- Du lịch Phong Nha nên chọn một số khẩu hiệu ấn tượng (slogan) của riêng mình để tăng hiệu quả quảng bá, (tham khảo slogan “ Phi đáo Trường thành bất hảo hán” của Khu du lịch Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, hoặc “Huế – Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam” slogan của Thừa Thiên Huế). Một vài slogan có thể nghiên cứu để sử dụng như: “Phong Nha – Kẻ Bàng, Vương quốc hang động của Thế giới”; “Phong Nha – Kẻ Bàng, Vương quốc Linh trưởng Đông Nam Á”, hoặc “Đến với Sơn Đòong là đến với hang động lớn nhất Thế giới” vv…


- Theo kết quả điều tra ở chương 2, hiệu quả quảng bá trên phương tiện Tivi radio là rất lớn. Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, cần đầu tư kinh phí đưa các slogan lên các chương trình truyền hình vui chơi giải trí VTV3 như “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Chiếc nón kỳ diệu” để tăng sức mạnh quảng bá.


 




Lựa chọn thị trường cho phát triển du lịch bền vững.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Các điều kiện phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng


*Vị trí địa lý


Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt – Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17020′ đến17048′ vĩ độ Bắc; 105046′ đến 106024′ kinh độ Đông.Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòaDân chủNhân dân Lào, phíaBắc giáp xãThượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xãTrường Sơn, huyện Quảng Ninh,chung ranh giới vớiKhu bảo tồn thiên nhiên Hin Namnocủa nước bạnLàovới chiều dài khoảng 50 km,đây cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử làDi sản Thiên nhiên Thế giới.


*Diện tích


Tổng diện tích VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là 85.754 ha,được quy hoạch thành ba phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ – hành chính.


+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:Diện tích64.894ha, được chia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.


+ Phân khu phục hồi sinh thái:Diện tích 17.449 ha.


+ Phân khu dịch vụ – hành chính:Diện tích 4.311ha.


        -Thổ nhưỡng:VQG Phong nha – Kẻ Bàng gồm các loại đất chính sau:Đất đen Macgalit – Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv), Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv), Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs), Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa), Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq), Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2), Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst và một phần là đất khác [2].


*Khí hậu, thủy văn


Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực được tổng kết như sau.


+Chế độ nhiệt.Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 230C đến 250C. Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 400C), cực tiểu vào tháng 1 (5-70C)


Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12,1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 280C.Biên độ nhiệt có sự chênh lệch lớn.


+Chế độ mưa ẩm.VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000m đến 2500mm/năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm.


Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn).Lượng mưa lớn số lượng ngày mưanhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu.


Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.


+Chế độ thủy văn.Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son… đều là thượng nguồn của sông Gianh. VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.




Các điều kiện phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội


Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.


Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: “Chủ tịch Hồ-Chí-Minh” bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng


Quá trình xây dựng lăng:


Sau Lễ tang Hồ Chí Minh, “Ban phụ trách qui hoạch A”, trong đó có các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xô cử một đoàn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua “Dự thảo nhiệm vụ thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh” do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam đưa ra.


 




Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai


Vị trí: Thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 60km.


Đặc điểm: Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới.


Trên dường đi, du khách sẽ gặp núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc thang. Khách du lịch nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính và sẽ gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ. 


Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.


Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.


Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây… cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.


Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái. Khách du lịch đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây. 


Trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. Đến Bắc Hà, bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí du khách.




Chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Sapa – vùng đất thần bí


Sa Pa bị tàn phá nhiều trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.


Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa – Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.


Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.


Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.


Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch:


Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.


Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng cóthể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. 


 




Sapa – vùng đất thần bí

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Truyền thuyết về Đền Thác Bà


Đền Thác Bà thuộc thị trấn Thác Bà huyện Yên Bình được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh theo quyết định số 701/2004 QĐ-UB ngày 28/12/2004.


Đền Thác Bà hay đền Mẫu Thác Bà – là tên gọi duy nhất, trước sau không hề thay đổi.


Khi chưa có nhà máy Thuỷ điện, đền Thác Bà định vị tại điểm cân bằng phía đông xã Minh Phú huyện Yên Bình, cách thị trấn huyện lỵ cũ 15 km và thành phố Yên Bái 35 km về phía đông nam.


Bố cục thiết kế có dạng đặc dị: lưng quay ra đường 13 A (nay là khu vực Nhà máy Thuỷ điện) nhưng lại giữ vị thế chính môn, nơi Tam Quan bề thế vươn cao, còn tiền diện lại hướng ra sông Chảy có thác đá chảy xiết vào mùa cạn và sóng vỗ ì  ầm giáp cửa đền khi mùa lũ. Các cụ địa phương nói rằng: nét đặc dị đó là do phong thuỷ và dân cảnh tạo nên thế toạ lạc của đền trên dải đất hẹp.


Sân đền sát bờ sông, cổng tam quan kề quốc lộ. Thế đứng của đền vừa hứng thụ khí địa linh ứng của trời đất, vừa tiếp đón khách thập phương chiêm bái thuận tiện. Lý do  vừa tiền vừa hậu là như thế, ngẫm cho cùng thì cách phân tích này đều có sự hợp lý của nó.


Do vậy, hậu đền đậm dáng dấp trần tục đơn sơ song lại hướng đông người và xe cộ; thác sông và dãy sơn lâm trùng điệp bên kia tả ngạn khắc hoạ lên không gian tiền diện đền một cảnh trí hoang dã bóng người.


Theo yêu cầu xây dựng nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, tháng 4 năm 1963, nhà đền, thiện nam tín nữ và toàn dân xã Minh Phú tự nguyện rước Mẫu sang xã Vĩnh Kiên bên kia sông Chảy cách vị trí đền Thác Bà 5km để lấy chỗ thi công.


Ngoại trừ truyền thuyết “ông Khổng bà Không” và “Hai ông bà đi buôn” giận dỗi nhau không mấy liên quan hợp lý tới đền Mẫu, người ta chú ý tới chuyện “Tần nữ được thờ ở Thác Bà là con gái vua Hùng thứ 18 với tên Ngọc Hoa Công Chúa”. Thần tích Ngọc Hoa không có nhưng mọi người thừa nhận sự kiêng huý danh xưng “Hoa” của bà con địa phương. Các cụ già còn kể thêm: “Ngày xưa Vua Hùng có ba người con gái lên trông giữ ở ba cửa rừng, một ở núi Giùm bên bờ sông Lô (Tuyên Quang), một ở Đông Cuông bên bờ sông Hồng (Yên Bái) và một ở Thác Bà bên bờ sông Chảy. Tuy nhiên, thần tích của Đền Đông Cuông và đền Giùm không xác định  như vậy.


 




Truyền thuyết về Đền Thác Bà

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Làng nghề đúc đồng Đại Bái


Xã Đại Bái nằm ở phía tây của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp với xã Lãng Ngâm, Đông Cứu, phía Đông giáp với xã Quỳnh Phú (huyện Gia Bình), phía Tây giáp với xã Mão Điền, An Bình (huyện Thuận Thành), phía Nam giáp với xã Quảng Phú (huyện Lương Tài ).


 Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít những làng nghềđúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại Bái còn có tên là làng Văn Lang, nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang, chuyên sản xuất các dụng cụ thiết yếu trong gia đình bằng đồng như: ấm, mâm, chậu thau… Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XI, nghề đúc đồng ở nơi đây mới được phát triển mạnh nhờ công của “Tiền Tiên Sư” Nguyễn Công Truyền, người chuyên lo tổ chức sản xuất, tạo mẫu, phát triển thị trường.


Làng nghề Đại Bái là một trong ba thôn thuộc xã Đại Bái. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: Đúc đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Ngoài ra, ở đây còn nhận dát mỏng kim loại, gia công cơ khí, kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí…


Đại Bái có tên cổ là làng Bưởi Nồi, cách thủ đô Hà Nội khoảng 35km, cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng 20km ( bên bờ Nam sông Đuống) và cách huyện lỵ Gia Bình 3km có tỉnh lộ 282 chạy qua. Đại Bái có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng khác kể cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.


Đại Bái có tổng diện tích tự nhiên là 385,2ha, trong đó đất nông nghiệp là 242,7ha(chiếm 63%), đất chuyên dùng là 60,0ha ( chiếm 15,5%), đất dân cư là 27.3ha ( chiếm 7,09%). Đại Bái là một vùng chiêm trũng, dân số đông, do đó có diện tích bình quân đầu người thấp. Năm 2006, dân số trong toàn xã là 8707 khẩu với 2006 hộ, trong đó có 627 hộ sản xuất thuần nông ( chiếm 31,25%), có 1231 hộ ngành nghề kiêm nông nghiệp (chiếm 61,36 %), có 148 hộ chuyên ngành nghề và dịch vụ ( chiếm 7,39%).


 




Làng nghề đúc đồng Đại Bái

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Chùa Bổ Đà – trung tâm phật giáo phái Trúc Lâm Tam Tổ


Vị trí: Chùa Bổ Đà nằm ở phía bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 


Đặc điểm: Chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo của phái Trúc Lâm Tam Tổ.


Có từ thời nhà Lý – thế kỷ 11 và được xây lại vào đầu thế kỷ 18, chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hóa và Thạch Tướng Đại Vương. 


Chùa Bổ Đà rất đẹp và u tịch, xung quanh là tường đất bao phủ, phía xa có núi sông bao bọc. Nhiều người vẫn gọi Bổ Đà là chùa đất bởi không gian trong chùa man mác một màu nâu của đất, từ bể nước, tường, gạch cũ rêu phong… Về đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bộ kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.


Bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu Á xưa là Ấn Độ và Trung Hoa. 


Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm. Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m² để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh. 


Trải qua gần 300 năm, bộ kinh hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ nét. 


Đặc biệt, bộ kinh gỗ này có nói đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế – 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật – gồm: Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế và Đạo Đế. 


Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi… Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ. 


Sự độc đáo của bộ kinh đặc biệt này đã thu hút hàng nghìn khách thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm.




Chùa Bổ Đà – trung tâm phật giáo phái Trúc Lâm Tam Tổ

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Chùa Phổ Chiếu – lặng thầm cùng năm tháng


Chùa Phổ Chiếu thuộc xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải cũ. Chùa được xây trên khu đất rộng khoảng vài ha, quay hướng Đông, phía sau là con đường liên xã chạy qua. Chùa bố trí theo lối kiến trúc kiểu chữ “công” gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muỗng và 3 gian hậu cung. Về lịch sử hình thành, ngôi chùa ra đời khá muộn. năm 1953, sư cụ Ngô Chân Tử người làng Cao Mại, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã đến đây xây dựng chùa và trụ trì tại đó.


Lúc đầu, chùa được gọi là Tam Giáo đường, thờ 3 tôn giáo Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Đây là nét thường gặp ở các ngôi chùa của Việt nam, nó thể hiện sự hòa hợp về tôn giáo và sự hòa hợp của dân tộc.


Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phổ Chiếu từ buổi dầu khởi dựng với tên Tam Giáo đường đã không còn giữ được nguyên trạng của ngôi chùa làng Dư Hàng Kênh. Thể theo nguyện vọng của tăng ni, tín đồ Phật tử và của nhân dân, chùa Phổ Chiếu được trùng tu vào năm 1985. Đặc biệt từ khi Đại Đức Thích Thanh Giác lên trụ trì chùa năm 1989 đã quyên góp công sức của nhân dân, tín đồ Phật tử để mở mang xây dựng thêm để ngôi chùa có diện mạo khang trang như ngày nay. Chùa Phổ Chiếu hiện nay là một địa điểm đẹp hấp dẫn du khách thập phương và các tín đồ. Chùa Phổ Chiếu ngoài ý nghĩa là nơi thờ Phật, nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân còn là địa điểm ghi nhiều dấu ấn lịch sử của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hiện nay, chùa không ngừng tu sửa để ngày càng khang trang phục vụ đời sống tâm linh của người dân địa phương. Hàng năm vào những ngày lễ Phật Đản (rằm tháng 4), Thượng nguyên (14 tháng giêng), Vu lan(rằm tháng 7)…và các ngàyrằm mồng một, chùa Phổ Chiếu là một trong những nơi thu hút rất đông nhân dân đến cầu phúc cho bản thân, gia đình, bè bạn..Đây thực sự trở thành địa điểm sinh hoạt tôn giáo không những của nhân dân địa phương mà của cả nhân dân thành phố Hải Phòng.




Chùa Phổ Chiếu – lặng thầm cùng năm tháng

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Tinh xảo nghề trống Dọi Tam, Hà Nam


Ðể làm một chiếc trống phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô. Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em. Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít- loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ, hơn nữa “Gỗ mít đánh ít kêu nhiều”. Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng “dăm”. Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu “dăm”, cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở. Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn. Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.


Trống Đọi Tam hiện diện ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Chiếc trống to nhất Việt Nam hiện ở gác trống của Văn Miếu cũng do một nghệ nhân Đọi Tam làm, đường kính 2,1 m.


Nghệ nhân làng Đọi Tam khi có người đặt trống cái lớn thường tự mình đi tìm mua những con trâu to khỏe để thịt. Họ không dám để những anh đồ tể làm vì sợ sẽ hỏng mất bộ da. Mảng da phần đầu, gáy, thậm chí tứ chi cũng được cân nhắc kỹ trước khi đưa dao để rạch. Lột được bộ da lớn nguyên tấm, người thợ trống đem thuộc. Cái hay, giỏi, tài hoa của người thợ trống Đọi Tam thể hiện qua kỹ thuật xử lý da trâu hơn hẳn nhiều làng nghề khác. Giai đoạn công phu này đòi hỏi họ phải có kinh nghiệm.


Những người thợ trống Đọi Tam thường đi mua da trâu vào những ngày trời nắng và khi đem về là phải phơi ngay. Dưới cái nắng gay gắt, da trâu được hong khô, có như vậy tiếng trống mới ấm, vang xa. Trong quá trình bào da, những người thợ có tay nghề phải dồn hết tâm trí vào công việc. Nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn “tiêu chuẩn”, tiếng trống sẽ biến âm. Thế nên, cùng một trống cái, hai mặt trống sẽ cho những âm thanh rất khác nhau.


Nghề làm trống của Đọi Tam được gìn giữ bằng những bảo tàng sống, đó là các nghệ nhân. Xưa, nghề này cha truyền con nối. Tất cả những kỹ thuật làm trống của làng chỉ được truyền cho con trai, thứ đến là con dâu. Con gái và con rể không được truyền vì sợ đem nghề đi nơi khác. Như thế đủ biết từ xưa, dù các nghệ nhân làng Đọi Tam chưa biết đến thuật ngữ “độc quyền thương hiệu” của thời hiện đại nhưng họ đã làm rất tốt việc này. Ông Bục kể: “Trai làng Đọi Tam khoảng 10-13 tuổi đã được dạy làm các loại trống nhỏ, kịp đến tuổi 16 tuổi đã có thể theo cha anh đi làm trống đại. Trống sấm chỉ dành cho cánh đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện”.


Những năm kinh tế khó khăn, làng trống Đọi Tam vẫn duy trì được nhờ truyền thống giúp đỡ nhau giữa các gia đình làm nghề. Ngày nay, các nghệ nhân Đọi Tam vẫn ra sức bảo tồn nghề truyền thống. Nhiều gia đình vẫn lấy nghề làm trống làm chính và đã có cuộc sống khá giả, sung túc hơn.


Người Đọi Tam còn giỏi chơi trống. Không chỉ biểu diễn trong làng vào ngày lễ hội mùng 6 tháng giêng hằng năm, mỗi khi có nơi mời là đội trống lại lên đường. Dàn trống hàng trăm chiếc lớn nhỏ để trong đình lại được dịp lên ô tô theo nghệ nhân đi biểu diễn.


 




Tinh xảo nghề trống Dọi Tam, Hà Nam

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Cảnh đẹp Chùa Bái Đính, Ninh Bình


 


Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng, dân tộc lấn đi. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng thuốc… là những đoàn người trẩy hội. Núi Đính đứng độc lập, sừng sững giữa vùng bán sơn địa, được tạo thành bởi hai dãy núi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây – tựa như tay ngai, mở ra một thung lũng rộng hơn 3 ha – gọi là Thung Chùa. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, du khách bước trên 300 bậc đá, càng lên cao không khí càng trong lành và thoáng mát, mọi lo toan trong cuộc sống đời thường như bị quên lãng. Theo lộ trình du khách lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự do Lê Thánh Tông khắc trên đá: có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Với sự hiện diện của các pho tượng uy nghiêm hiện, ẩn trong làn hương trầm đang lưu chuyển ở nơi động cao. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một hang nhỏ hơn, đó là hang thờ Thần Cao Sơn - một vị tướng tài gắn với đất cố đô. Nếu du khách bước tiếp sẽ tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Tương truyền rằng đây là nơi có nhiều cây thuốc quý mà Thánh Nguyễn Minh Không thường xuống hái lượm mang về chế thuốc tiên.


Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông. Leo núi chơi hang, chơi động với đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Các hoạt động hội hè với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, thi hát diễn ra khá nhộn nhịp đông vui. Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con ngườitrước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp của sông nước, đất trời, núi rừng, hang động… Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách. Trẩy hội chùa Bái Đính là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục – thực là nền tảng, mơ là uất vọng – trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.


 




Cảnh đẹp Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Du lịch về sông nước miền Tây


Ôi!Thật tuyệt vời!Thật đáng tiếc cho những ai chưa được đặt chân tới nơi đây.Hay nếu bạn là người yêu mến, thích tìm hiểu lịch sử thì càng không thể không đến với nơi đây, bởi ở đây là cả một vùng lịch sử rộng lớn, với những khu di tích, những con đường lịch sử, những bảo tàng, những chùa chiền nghi ngút khói hương.Không biếtlàmsao để diến tả hết những điều thú vị của miệt vườn sông nước miền tây này. yêu sao màu xanh của miệt vườn, yêu sao màu đỏ của phù sa sông nước, yêu sao màu rêu xanh bám trên những con xuồng, con đò, và cũng yêu sao màu vàng của những cánh đồng lúa chín hứahẹn mộtmùa bội thu.Có thể bạn đến nơi đây với một chuyến du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, hay thậm chí du lịch khám phá thì thay vào đóbạnchỉ cầntham gia vào một chương trình tour “du lịch miệt vườn sông nước” ngắn ngày hay dài ngàybạn sẽ được chứng kiến tận mắt những điều độc đáo của sông nước miền tây, sẽ được thưởng thức những món ăn “no bụng mà vẫn đói con mắt”.chắc chắn bạnsẽ lưu luyến mãi không nguôi.


        Du lịchsông nướcmiền Tâylà vậy đấy, là loại hình du lịch kết hợp của rất nhiều loại hình du lịch khác: sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, văn hoá,….Và đầu tiên, bạn hãy đến với miệt vườn nơi đây, rồi đến với cảnh sinh hoạt chợ nổi, ẩm thực ven sông, món ăn dân dã đậm chất Nam Bộ,…


Hơn thế nữa, kinh doanh du lịch miệt vườn cũng là một trong những cách giúp chình người dân nơi đây nâng cao mức sống, vì thế miệt vườn ngày càng được chú trọng phát triển, ví dụ như trồng măng cụt tại Kế Sách đều cho hiệu quả kinh tế cao.Theo thống kê của phòng Kinh tế huyện Kế Sách vườn trồng chuyên canh măng cụt 10 năm tuổi có thể đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha / năm. Vườn măng cụt từ 15 đến 20 năm tuổi cho giá trị sản lượng gấp đôi (khoảng 200 triệu đồng/ năm) còn vườn trồng sầu riêng, trồng cây ăn quả có múi, trồng bưởi chất lượng cao cũng không chịu kém, thu nhập không dưới 100 đến 200 triệu đồng/ha/ năm tùy theo vườn và cách chăm sóc.




Du lịch về sông nước miền Tây