Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Trải nghiệm tuyệt vời cùng khu nghỉ dưỡng Salinda Premium Resort and Spa (Phú Quốc)

Nằm trên đảo Phú Quốc – nơi được mênh danh là thiên đường du lịch với vẻ đẹp hoang sơ, Salinda Premium Resort and Spa là khu nghỉ dưỡng thuộc hiệp hội khách sạn thế giới WorldHotel đưa đến cho du khách những trải nghiệm về dịch vụ, tiện ích chất lượng, đẳng cấp. Để trở thành một thành viên của hiệp hội này, mỗi khách sạn cần trải qua các đánh giá nghiêm ngặt trong chuẩn mực cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ. Các chuyên gia đánh giá chất lượng dịch vụ từ hiệp hội Worldhotels thường xuyên ghé thăm các thành viên khách sạn để đảm bảo rằng các chuẩn mực dịch vụ luôn được duy trì và phản ánh đúng tinh thần mến khách của hiệp hội. Vì vậy, Salinda Premium Resort and Spa quy tụ đội ngũ quản lý cấp cao và nhân sự chuyên nghiệp đến từ nhiều tập đoàn khách sạn nổi tiếng trên thế giới.


Tọa lạc bên bờ biển đẹp và thanh bình thuộc thị trấn Dương Đông, cách 4km từ sân bay quốc tế đảo Phú Quốc, khu nghỉ mát này được kiến tạo trên ý tưởng giao thoa giữa văn hóa bản địa và kiến trúc đương đại, với 122 phòng nghỉ và biệt thự sang trọng theo tiêu chuẩn 5 sao.


Trong suốt kỳ nghỉ, du khách sẽ được ngắm nhìn hoàng hôn nhuộm màu trên đảo Phú Quốc tại ban công riêng biệt; thưởng thức bữa sáng thịnh soạn giữa vườn nhiệt đới; Ngoài ra, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thi vị khi nhâm nhi một ly rượu ngon; được lắng nghe âm nhạc trình diễn hàng đêm tại Salinda Lounge; cùng nhiều dịch vụ ẩm thực và giải trí thú vị…


Bên cạnh đó, Hotel Salinda Phú Quốc hân hạnh mang đến cho bạn các dịch vụ như bể bơi có Jacuzzi độc đáo (có bể bơi riêng dành cho trẻ em), quầy ba cạnh hồ bơi phục vụ các loại thức uống và đồ ăn nhẹ, phòng karaoke với hệ thống ánh sáng và âm thanh tối tân, cửa hàng lưu niệm cho bạn tha hồ lựa chọn những món quà độc đáo, cùng trung tâm thể hình với huấn luyện viên chuyên nghiệp, phòng làm việc với thư viện phong phú những loại sách và tạp chí, khu vui chơi trẻ em đầy hấp dẫn dành cho các bé. Đặc biệt hơn nữa, Salinda còn đưa đến cho bạn Spa với liệu pháp GURU từ Thái Lan. Cơ thể và tâm trí của bạn sẽ được thư giãn bằng các liệu trình massage nhẹ nhàng với hương liệu trong một bầu không khí thoải mái, thư thái sau những hoạt động du lịch khám phá Phú Quốc.


Đến với Salinda Premium Resort and Spa, vẻ đẹp của thiên nhiên Phú Quốc cùng dịch vụ hiện đại, tiện ích sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.


 



Trải nghiệm tuyệt vời cùng khu nghỉ dưỡng Salinda Premium Resort and Spa (Phú Quốc)

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

TIỀM NĂNG BIỂN CẦN GIỜ


                        Cần Giờ có bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Mũi Cần Giờcách mũiNghinh Phong Vũng Tàu 10km đường biển băng qua vịnh Ghềnh Rái. Từ bờ biểnnhìn ra là một bãi triều rộng hàng cây số khi triều thấp với khoảng cách từ bờ trên 4km ở phía mũi Cần Giờ và trên 1km ở phía mũi Đồng Tranh. Nhìn chung,toàn bãi Cần Giò là một bãi bồi rộng trên 100km2. Cũng cần phải nói thêm rằng, bãi Cần Giờ là đoạn bờ biển phía Đông cuối cùng của dải bờ biển Việt Nam ( tính từ Bắc vào Nam) có khả năng cải tạo phục vụ du lịch , tắm biển. Đi xa hơn xuống phía Nam, bờ biển bị sình lầy khống chế và ít có giátrị phục vụ du lịch- nghỉ ngơigiải trí.


                Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, trong những năm qua, huyện Cần Giờ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một số lĩnh vực kinh tế then chốt như: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, thu hút du lịch, nông nghiệp và một số dịch vụ nhằm đưa dân chúng thoát ra khỏi sự nghèo đói và từng bước đuổi kịp các quận huyện khác của thành phố.


                Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm cấc loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của câc sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.




TIỀM NĂNG BIỂN CẦN GIỜ

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Du lịch và những điều cần biết


                        Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển,hội có nhiều tiến bộ hơn trước, chính vì vậy việc thỏa mãn nhucầu của con người trong cuộc sốngngày nay là rất caovà cần thiết. Sau khoảng thời gian làm viêc và học tập căng thẳng, con người muốn tự thưởng cho mình những chuyến du lịch.Từ xa xưa, du lịch đã được xem là một sở thích, hay niềm đam mê của con người. Đó là sự khám phá những vùngđất mới, những nền văn hóa mới hay đơn giảnchỉ là sự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trước đây du lịch có thể chỉ dành chonhững người trong giới quý tộc, thượng lưu. Nhưng ngày nay,du lịch đã được phát triển rộng hơn, nó không chỉdành cho một tầng lớp nào cả, mà nó đã trở thành một nhucầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của tất cả mọt người trên trái đất này. Không chỉ góp mặt vào đời sống xã hội, du lịch còn được xem là một ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia phát triển hiện nay. Có thể nói rằng, du lịch là một ngành công nghiệp-công nghiệp du lịch-và nó chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp ô tô. Nguồn lợi mà du lịch đem về có thể vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của các nước đang phát triển hiện nay.Vậy du lịch được định nghĩa như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi đang được bàn luận nhiều vàđến nay vẫnchưa được thống nhất.


                        Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ “ du lịch“ bắt nguồn từ tiếng HyLạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành “ tornus “ và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành những ngữ khác nhau. Chẳng hạn như : tourisme ( tiếng Pháp ), tourism ( tiếng Anh ), mypuzy ( tiếng Nga )…Ngày này ta thường bắt gặp thuật ngữ “ tourist ” (trong tiếng Anh cũng có nghĩa là du lịch ). Theo Robert Lanquar, từ “ tourist “ lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những năm 1800.




Du lịch và những điều cần biết

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà


Phát triển du lịch ở VQGCB nói riêng và du lịch Cát Bà nói chung nằm trong quy hoạch phát triển của thành phố trở thành một trung tâm du lịch của cả nước có tầm cỡ khu vực và quốc tế, có vị thế quan trọng trong vùng trọng điểm kinh tế Hà Nội– Hải Phòng – Quảng Ninh.


Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đến Cát Bà mà chưa tham quan, nghiên cứu VQG thì chưa thể nói là đã tới. Vì vậy, du khách tới Cát Bà thì ít nhất cũng phải dành một khoảng thời gian để tới đây. Nơi đây có rừng tự nhiên nguyên sinh với diện tích lớn, có nhiều loài động thực vật phong phú, đa dạng và quý hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học, một điểm du lịch lý tưởng.Hoạt động sinh thái ở đây giúp mọi người có thể hòa mình với thiên nhiên và tận hưởng cảnh sắc tươi đẹp đồng thời nâng cao nhận thức hiểu biết về môi trường tự nhiên. Du khách có thể tận mắt ngắm nhìn các loài động vật quý hiếm, đặc hữu đi lại, ăn uống, sinh hoạt trong điều kiện tự nhiên bình thường. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, hoạt động du lịch ở VQG đã nhanh chóng phát triển, tuy có những biệnpháp quản lý và bảo tồn hữu hiệunhưng VQG vẫn không tránh khỏi những tác động tiêu cực do con người gây ra. Điều này đã và đang hủy hoại dần tài nguyên và môi trường cảnh quan nơi đây. Làm thế nào để vừa có thể khai thác lại vừa bảo vệ được tài nguyên du lịch của VQG.


        Một số giải phápnhằm giúp cho hoạt động du lịch sinh thái tại VQGCB phát triển tốthơn:




Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Cát Bà

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia Cát Bà


        Tác động tiêu cực lên các khu tự nhiên được bảo vệ có thể phân ra làm hai loạitrực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Cụ thể các tác động như sau:


  • Tác động vào cấu trúc địa chất,cấu tạo đá, khoáng sản: do hoạtđộng leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá… làm kỷ niệm.

  • Tác động lên thổ nhưỡng: do hoạt động đi bộ, cắm trại, bãi đỗ xe… gây ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật.

  • Tác động vào nguồn tài nguyên nước: tập trung số đông khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nước. Việc xử lý chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng nguồn nước của khu du lịch và vùng lân cận.

  • Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tác động đến thực vậtnhư bẻ cành, giẫm đạp, thải khítừ phương tiện giao thông, làm đường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ v.v

  • Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, của phương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diễn biến sinh hoạt và địa bàn cư trú, sinh sống của chúng.

        Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã…Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đến việc săn lùng, buôn bán làm giảm đáng kể số lượng quần thể động vật và cuối cùng là thay đổi cấu trúc hệ sinh thái ban đầu.


        DLST là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực. Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tốn, nếu được vận hành đảm bảo các nguyên tắc của nó.




Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các vườn quốc gia Cát Bà

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Một số địa điểm du lịch mua sắm ở Lạng Sơn


        Chợ Kỳ Lừa


        Chợ Kỳ Lừa đãcó từ hàng trăm năm nay, nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, là trung tâm buôn bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài tỉnh hay các vùng lân cận, Chợ Kỳ Lừa cũng là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc ít người. Vào các ngày chợ phiên, thanh niên các dân tộc Tày, Nùng, Dao… nô nức về đây mua sắm hàng hoá, tìm bạn, gặp gỡ, trao đổi tâm tình. Gần đây, chợ còn được mở vào ban đêm để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân địa phương và của du khách. Chợ đêm Kỳ Lừa với nhiều loại hàng hoá phong phú không kém chợ ngày, ngoài ra còn có các dịch vụ như ăn uống, vui chơi giải trí độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Lạng Sơn. Chợ Kỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay, vì vậy du khách đãđến Lạng Sơn ai cũng muốn ghé vào chợ vừa để biết, để chiêm ngưỡng và mua sắm.


        Chợ Đông Kinh


        Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng tăng cao việc giao thương buôn bán càng được đẩy mạnh, nhu cầu mua sắm của người dân địa phương cũng như khách du lịch ngày càng cao. Trước tình hình đó, tỉnh uỷ Lạng Sơn đãcho xây dựng khu chợ mới-chợ Đông Kinh. Chợ nằm giữa trung tâm thành phố, được xây dựng khang trang với 3 tầng cao rộng rãi và hàng trăm sạp hàng với đầy đủ các loại hàng hoá của Trung Quốc và Việt Nam. Chợ hấp dẫn du khách từ khắp nơi không chỉ bởi nhiều loại hàng hoá phong phú mà còn bởi giá cả thấp hơn nhiều so với các địa phương khác.


        Sự khác biệt giữa chợ Kỳ Lừa và chợ Đông Kinh


        Chợ Kỳ Lừa và chợ Đông Kinh đều là những chợ lớn nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên ở mỗi chợ lại có những nét khác biệt riêng.


        Về sự hình thành, chợ Kỳ Lừa có từ rất lâu đời, ban đầu chợ rất đơn xơ, hàng hoá cũng rất đơn điệu, còn chợ Đông Kinh thì được xây dựng gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố và các vùng lân cận. Do lịch sử lâu đời của chợ Kỳ Lừa nên ngoài chức năng là nơi trao đổi buôn bán chợ còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, còn chợ Đông Kinh không có chức năng này.


        Về qui mô kiến trúc, chợ Đông Kinh được xây dựng sau nên có qui mô lớn hơn, kiến trúc hiện đại hơn với chợ Kỳ Lừa.


        Về hàng hoá, ngoài các mặt hàng mà cả hai chợ trên đều kinh doanh như hàng điện tử , chăn chiếu, đồ gia dụng, hàng rau, hoa quả, hàng ăn uống… thì có loại hàng hoá mà chỉ có ở chợ Kỳ Lừa, đó là những sản phẩm mang tính địa phương, như hàng thổ cẩm… còn ở chợ Đông Kinh thì không kinh doanh mặt hàng này.




Một số địa điểm du lịch mua sắm ở Lạng Sơn

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Giới thiệu một số trung tâm du lịch mua sắm trên thế giới và trong khu vực


1.Plano, Texas (Mỹ)


        Plano, Texas có hơn 70 trung tâm mua sắm, xin được giới thiệu một số trung tâm mua sắm sau:


        Trung tâm mua sắm Collin Creek: Đây là một trong những trung tâm lớn nhất ở Metroplex, trung tâm Collin Creek là nơi mua sắm thực sự, với 5 khu mua sắm chính và hơn 160 cửa hiệu nổi tiếng như Ann Taylor, Eddie Bauer, Gap, Disney Store, Bombay Co…cùng với hêj thống các nhà hàng, căng tin, quán cà phê, quầy bar…


        Các cửa hiệu ở Willow Bend: Đây là khu mua sắm thú vị và hấp dẫn, với 140 gian hàng với đủ các mặt hàng dành cho cả người lớn và trẻ em. Giờ mở cửa các ngày thứ 2 đến thứ 7 từ 10 giờ sáng đến 9 giờ tối, ngày chủ nhật từ trưa đến 6 giờ tối.


        Ngoài ra còn rất nhiều trung tâm mua sắm nổi tiếng khác ở Texas như Historic DownTown Plano, North Park, Valley View, Grapevine…


        2.Singapo


Singapo-một đất nước nổi tiếng về du lịch mua sắm với rất nhiều thành phố và các trung tâm mua sắm sầm uất.


Phố Orchard là trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch với hệ thống các cửa hàng san sát và đủ loại hàng hoá phong phú như quần áo, sách vở, máy ảnh, đồ điện tử, thậm chí cả những tấm ảnh Thổ Nhĩ Kỳ hay những bức hoạ từng thuộc về một nơi nào đó trên toàn cầu tất cả đều có sẵn.


Dọc theo con phố này có rất nhiều siêu thị lớn mà nếu chỉ đi qua một lần sẽ không sao nhớ hết được tên của nó, chẳng hạn như: Robinson, Lucky Plaza, Isetan, Orchard Tower, Centrepoint, Far East Plaza, Takashimaya… Nổi tiếng nhất vẫn là siêu thị Ngee Ann City đẹp lộng lẫy về kiến trúc nhưng cũng nổi tiếng với nhiều quầy hàng giá cao bất ngờ, từ siêu thị này có thể dẫn tới hai siêu thị khác liền kề dưới lòng đất.


Ngoài ra còn phải kể đến phố City Hall, khu vực Raffles City, nơi đây cũng có vô số siêu thị lớn chủ yếu bán máy vi tính và đồ điện tử, đặc biệt là toà nhà 6 tầng, 4 tầng Funan Centre hay Sim Lim Square. Raffles City còn có một thế giới cửa hàng, siêu thị ở dưới lòng đất dài hàng dặm và rất nhiều siêu thị tên tuổi như Seiyu, Raffles City Shopping Centre, Hilton Shopping Arcade, Scotts Shopping Centre, Clarke Quay, Boat Quay, Mustafa, China Town…


Có thể nói Singapo như một thiên đường dành cho những người thích mua sắm.


3.Malaysia


Mỗi khi muốn đi du lịch mua sắm ở nước ngoài người Việt Nam thường chọn Thái lan và Singapo, còn người Thái lan và Singapo lại chọn Malaysia.


Đến Kuala Lumpur, du khách sẽ được mua sắm tại những trung tâm mua sắm khổng lồ như Suria KLCC, Sungei Wang Plaza, Mid Valley Mega Mall…Kuala Lumpur là một trung tâm mua sắm khổng lồ luôn đáp úng mọi nhu cầu của mọi khả năng tài chính. Nơi đây có những trung tâm hiện đại và sang trọng, khu thương mại tổng hợp, các cửa hàng lớn nhỏ, thủ công mỹ nghệ, cửa hàng miễn thuế, khu chợ trời và chợ đêm. Gần như tất cả các hàng hoá nổi tiếng trên thế giới đều có thể mua được dễ dàng ở Kuala Lumpur với giá rẻ. Riêng mặt hàng thời trang và mỹ phẩm rất dồi dào và luôn có hàng mới.


Vào dịp lễ hội Malaysia muôn màu (Colours of Malaysia) bắt đầu từ tháng 7 và lễ hội siêu giảm giá (Mega Sales Canival) trong suốt tháng7, 8, 9 tất cả các hàng hoá và dịch vụ tại Malaysia đều được giảm giá từ 10-80% trên toàn lãnh thổ. Đay là cơ hội mua sắm lớn nhất cho các du khách trong khu vực.


Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam khai thác tour du lịch mua sắm ở Kuala Lumpur như Saigon tourist, Viettravel, Fidi tourist, Bến Thành tourist, Transviet…




Giới thiệu một số trung tâm du lịch mua sắm trên thế giới và trong khu vực

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

LịCH Sử HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA Sở THƯƠNG MạI – DU LịCH HảI DƯƠNG.


Quá trình hình thành.


Ngày 26/11/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đãký Sắc lệnh số 220/SL thành lập Nha Thương vụ trong Bộ kinh tế Việt Nam. Nha Thương vụ được đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có nhiệm vụ quan trọng là kinh doanh, buôn bán hàng hoá, tiếp tế lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng phục vụ kháng chiến và đấu tranh kinh tế với địch. Sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Đảng, Nhà nước ta quyết định lấy ngày 26/11 hàng năm là ngày Thương mại Việt Nam.


Quá trình phát triển.


- Trong thời kỳ chống Pháp:


Đầu năm 1947 Uỷ ban kháng chiến tỉnh Hải Dương thành lập bộ phận công thương chuyên lo hậu cần cho kháng chiến và đấu tranh kinh tế với địch. Chính quyền các cấp đãvận động người buôn bán nhỏ mang lương thực, thực phẩm thuốc chữa bệnh nhu yếu phẩm từ vùng tạm chiến ra vùng tự do để trao đổi từng bước hình thành các cơ sở giao lưu kinh tế hàng hoá giữa các vùng. Thời kỳ này vật chất đơn sơ, cửa hàng kho, trạm là lán trại dựa vào nhân dân là chủ yếu.


Thương nghiệp quốc doanh được Đảng và Nhà nước giao nắm giữ một số mặt hàng chính bao gồm: lương thực, thực phẩm, sách báo, dược phẩm, tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệpVới đội ngũ vài chục cán bộ, nhân viên chưa qua buôn bán phần lớn đều từ kháng chiến sang hoạt động thương nghiệp, khó khăn nhiều mặt, từ trình độ quản lý tới nghiệp vụ kinh doanh, nhưng các cụ, các bác, các đồng chí không quản ngại gian khổ, khó khăn, phấn đấu hết lòng cho sự nghiệp của ngành, các bộ, nhân viên thương nghiệp vừa buôn bán, vừa vận động nhân dân sản xuất, cung cấp nhu yếu phẩm cho chiến khu kháng chiến, nhiều nhân viên thương nghiệp kiêm cả dân quân du kích trực tiếp chiến đấu chống càn, cứu thương, một số đồng chí bắt tù đày có đồng chí đãhi sinh trên đường vận chuyển hàng hoá tiếp tế lên chiến khu.


Có thể nói thời kỳ đầu cách mạng, mặc dù hoạt đồng thương nghiệp Hải Dương rất non trẻ nhưng đãgiải quyết được vẫn đề cấp bách về vấn đề hậu cần cho công cuộc kháng chiến thắng lợi và điều quan trọng là đặt nền móng cho quá trình hình thành, phát triển thương nghiệp tỉnh nhà sau này.




LịCH Sử HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA Sở THƯƠNG MạI – DU LịCH HảI DƯƠNG.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Hải Dương


Tài nguyên du lịch của Hải Dương được phân bố đều trên phạm vi toàn tỉnh và tập trung nhiều tại hai huyện miền núi Chí Linh và Kinh Môn.


Chí Linh núi đồi trùng điệp có độ cao trung bình không quá 700m, rừng cây xanh tốt, cảnh quan đẹp, có nhiều hồ nước tự nhiên, có nhiều di tích, di chỉ văn hoá như: khu danh thắng Phượng Hoàng – Kỳ Lân là địa danh thích hợp cho du lịch dãngoại, vãn cảnh, leo núi; Khu du lịch danh thắng Côn Sơn là nơi cảnh đẹp thiên nhiên, tâm linh gắn liền với cuộc đời của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, cùng với tên tuổi của danh nhân đất Việt khác như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang, đồng thời là một trong ba Trung tâm của phái Trúc Lâm ( Côn Sơn – Yên Tử – Trúc Lâm ).


Kinh Môn thuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú, nơi còn lưu lại di tích của con người thời đại đồ đá mới. Núi An Phụ với đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu trên đỉnh và tượng đài người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ở chân núi là nơi thích hợp cho du lịch tâm linh. Hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham thích hợp cho du lịch vãn cảnh gắn với những trang sử hào hùng chống quân Nguyên của nhân dân ta.


Ngoài ra, các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong phú nhờ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú mang đậm nét đặc trưng của văn hoá Bắc Bộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà, nổi tiếng với cây vải tổ, làng Cò ( Chi Lăng Nam ) Thanh Niệm, Văn Miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng ), gốm chu Đậu (huyện Nam Sách )… rất thuận tiện cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch đồng quê và tham quan nghiên cứu khoa học.




Tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Hải Dương

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Không gian, sản phẩm và các loại hình du lịch được mở rộng


Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến thành phố cả bằng đường bộ và đường biển. Thành phố đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long và các khu vực khác thuộc địa bàn thành phố.


Các loại hình du lịch cũng được phát triển phù hợp với các không gian du lịch, như du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và các hang động của Vịnh Hạ Long. Du lịch sinh thái để tìm hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển, du lịch văn hoá để đến với núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, Chùa Lôi Âm, … Du lịch đô thị để đến với các phố của thành phố Hạ Long, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các bảo tàng, nhà văn hoá, … Du lịch nghỉ ngơi, giải trí như đua dù, lướt ván, … để đến với các công viên du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu, đảo Ti Tốp, … Thành phố cũng được mở rộng không gian về các hướng như hướng Đông Nam ra Vịnh Hạ Long, bổ sung các điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ, … hướng Đông Bắc kết nối với khu du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực Hồ Yên Lập, … Các công ty lữ hành của thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Những thành tựu đó đã làm cho ngành du lịch, phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.




Không gian, sản phẩm và các loại hình du lịch được mở rộng

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Khi du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn


Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành liên vùng và xã hội cao. Ngoài những khó khăn nhất định thì ngành du lịch đem lại nhiều lợi ích to lớn như: thu nhập, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, thu được nguồn ngoại tệ lớn, cho quốc gia và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển,… Bởi vậy, các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch đều hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và hung vĩ, tài nguyên nhân văn giàu bản sắc dân tộc là nền tảng cho sự phát triển du lịch, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã chọn hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.(Điều này đã được khẳng định tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ) .


Năm 2006 là năm tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động đến nước ta trong đó có du lịch. Trong nước, tình hình thiên tai, dịch cúm gia cầm đã gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế, ảnh hưởng lớn đến du lịch. Tuy nhiên, bằng sự phấn đấu và sự nỗ lực của toàn ngành, dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành, các địa phương, ngành du lịch đã hình thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với lượng khách du lịch quốc tếđạt 3,585 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005, khách du lịch nội địa đạt 17,5 triệu lượt, tăng 6,6% so với năm 2005, thu nhập du lịch đạt 51.000 tỷ đồng, trong đó thu nhập quốc tế đạt 2,85 tỷ USD tương đương 44.000 tỷ đồng. Như vậynăm 2006,mặc dù số lượng khách quốc tế tăng trưởng không cao như dự kiến song thu nhập từ du lịch vẫn tăng cao đánh dấu bước chuyển quan trọng về chất trong hoạt động du lịch nước ta.


Một trong những tiềm năng du lịch của đất nước đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc đáo của mình, Vịnh đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới ( tháng 12/1994 và tháng 11/2000 ). Việc được công nhận là Di sản thế giới, một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Viện Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời điều đó cũng đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản và nhất là việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực thiên nhiên này phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.




Khi du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Hạ Long – điểm du lịch hấp dẫn ở miền Bắc


Bên cạnh tài nguyên biển Hạ Long còn là nơi có nhiều giá trị tài nguyên du lịch nhân văn. Vì thế, Hạ Long quảng Ninh đã trở thành nơi gặp gỡ của nhiều khách du lịch khi tới tham quan tìm hiểu khám phá. Có thể đến với Hạ long trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng chác chắn du khách sẽ được làm quen với văn hoá ẩm thực biển Hạ long thông qua việc thưởng thức các món ăn tại các nhà hàng chuyên kinh doanh đồ biển Hạ Long.


Với người Việt hình ảnh của các phiên chợ đã trở thành một thứ gì đó rất gần gũi, chợ được xuất hiện trong các bài thơ, có cả trong các tác phẩm hội hoạ. Đó là những phiên chợ được nhìn trên cái nhìn cảm xúc và nghệ thuật là nơi gủi gắm giao lưu tình cảm.Trên thực tế chợ ngày nay được hiểu là nơi mua bán trao đổi các loại sản vật hàng hoá, là nét kinh tế đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi địa phương . Chợ đông vui nhiều mặt hàng biển là biểu hiện sự phồn vinh về kinh tế… Nếu như bạn lên một phiên chợ vùng cao để mua các sản vật của núi rừng thì xuống chợ hải sản của người vùng biển tất nhiên sẽ không thể bỏ qua việc mua các loại hải sản biển tươi ngon.


Hải sản vốn là nguồn tài nguyên giàu có của biển Hạ long, bên cạnh việc kinh doanh ăn uống các đặc sản này ở các nhà hàng, thì việc buôn bán thông qua hệ thống chợ sẽ giúp quảng bá được sâu sắc và rộng rãi hơn nữa hình ảnh ẩm thực biển Hạ Long tới bạn bè và du khách từ mọi miền đất nước.


Trở thành nghề truyền thống của người miền biển Hạ long, vào mùa đánh bắt người ta đem tôm, cua,cá… đến các chợ để bán và mua lương thực nguyên liệu làm nghề. Chợ gần ngư trường, bến bãi đủ các loại hải sản tươi sống đã đành, các chợ trong nội thị cũng ăm ắp cá tôm. Chính vì vậy, phong cách ăn uống của người dân thành thị cũng chịu ảnh hưởng bởi cách ăn uống của người dân vùng biển.




Hạ Long – điểm du lịch hấp dẫn ở miền Bắc

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Về Hạ Long thưởng thức ăn mực nướng


Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên kỳ ảo mà hải sản của Vịnh Hạ Long cũng mang hương vị đặc biệt rất quyến rũ trong đó phải kể đến món ăn được nhiều người biết tới đó là Chả mực Hạ Long. Mực từ lâu vẫn được xem là món ăn cao cấp bởi hương vị của nó rất ngon, chế biến biến được nhiều món rát ngon, chế biến được nhiều món, chất lượng dinh dưỡng của mực ít thực phẩm nào sánh kịp. Trên khắp dọc bờ biển Việt Nam, nơi nào cũng có mực, nhưng không phải mực ở vùng biển nào cũng có chất lượng như nhau. Mực Nha Trang nổi tiếng là to, mực Hạ Long nổi tiếng là ngon bởi môi trường sống của nó. Biển Quảng Ninh có nhiều loại mực: mực rang, mực ống, mực sim.


Mực ống thường phi khô đem nướng ăn. còn mực sim, mực nang thì xào. đặc biệt mực nang còn dùng làm chả mực rất ngon. Cách chế biến chả mực đòi hỏi sự khéo tay và kinh nghiệm. Người Hạ Long xa quê ai mà không nhớ những chiều hè cùng bạn bè đạp xe dọc theo con đường ôm lấy bờ Vịnh Hạ Long ngắm những chùm hoa phượng đỏ ối, những bữa cơm “cải thiện” sum họp gia đình mà đĩa chả mực thơm lừng nóng hổi được đặt trịnh trọng giữa mâm cơm.


Trong hồi ức của một người con Hạ Long “Những buổi sáng mùa đông giá rét, hôm nào sang lắm thì được mẹ nắm cho nắm xôi trắng tinh kèm miếng chả mực vàng tươi mà chỉ dám ăn dè vì sợ nó chóng hết…” những kỷ niệm nho nhỏ nhưng đáng nhớ biết bao của những người đã từng sinh ra và lớn lên ở Hạ Long.


Mực được đánh bắt trong vùng Vịnh Hạ Long thường rất dày và có hương vị thơm ngon đặc biệt không hề lẫn với hương vị mực của các địa phương khác.




Về Hạ Long thưởng thức ăn mực nướng

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Món cá biển Hạ Long


“cá vào hội xoè hoa mang cá đẹp


cá nục, cá chuồn, cá chim không phải chim


đâu cá hồng hồng sắc vẫy


con cá song cầm đuốc dẫn thơ về


Nơi nghìn thứ cá nức lòng sinh sôi vì thợ mỏ


cho bát canh rau từ nay thêm chất ngọt”


(Cành phong lan bể-Chế Lan Viên)


Câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên đã cho người đọc thấy sự giàu cóvề nguồn cácủa biển Hạ Long. Dường như nơi đây là hội tụ của hầu hất các loại cá quý ngon nổi tiếng của biển Việt Nam: cá thu với các loài thu phấn, thu ngừ; cá chim có chim đen, chim trắng, chim xanh; cá song lớn nhỏ; cá giò hình dáng như cá mập, mom vẻ hầm hố nhưng thịt thì ngon chưa từng thấy; cá mú, cá nhệch hay cáchình có thân dài nửa mét, to gần bằng bắp chân người lớn ; cá lốt; cá hồng; cá nụ; cá đé…Còn gì thú vị hơn nếu như được biết tên các loài cá,quan sát cách làm , chế biến và thưởng thức chúng ngay giữa khung cảnh dào dạt của sóng biển.


Không biết ai đã đặt tên cho thứ cá biển khô ấy là cá một nắng, tên nghe thật đẹp, thật thi vị.Với cá có nhiều món chế biến, cá một nắng đã thành đặc sản của biển Hạ Long.


Bạn vào chợ đến dãy hàng cá hỏi mua cá một nắng không ai không sẵn lòng chỉ cho bạn. Nhưng hình ảnh nhất, cũng dễ bắt gặp nơi phường phố nhưHạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí… những người phụ nữ tần tảo, đầu đội một cái mẹt, ngước nhìn thấy trên rìa vành mẹt những cái đuôi cá xinh xinh chìa ra đều tãm tắp, ấy là mẹt bày cá một nắng họ đang đội đi rao bán.




Món cá biển Hạ Long

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

1 thoáng Hạ Long


Từ trên cao nhìn xuống thấp thoáng đảo đứng, đảo ngồi, có chỗ thì quần tụ lại xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, có chỗ thì lan toả dàn hàng ngang chạy dài hàng chục km như bức tường thành vững chãi ngăn khơi, có chỗ đảo tách ra đứt nối, gẫy khúc nhấp nhô. Khi thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của Vịnh Hạ Long trước Hội Đồng Di Sản Thế Giới trong kì họp thường niên của tổ chức khuyến học và Văn Hoá Liên Hợp Quốc chuyên gia tổ chức di sản Thiên Nhiên (IUCN) đã đánh giá: “Những ngọn núi nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cách độc đáo tự nhiên với sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi…Nó xứng đáng được bảo quản và ghi trong danh mục Di Sản Thiên Nhiên thế giới với tiêu chuẩn là một di sản thiên nhiên”


Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá buồn tẻ, vô vọng mà là thế giới sinh động của những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Từ đá và nước tạo nên vô vàn đảo đá, tĩnh mặc đăm chiêu như ông già râu tóc bạc phơ đang trầm ngâm suy tưởng về sự sinh tử và cõi vĩnh hằng (Hòn Ông Sư-Bà Vãi, Hòn Lã Vọng, hòn Ông Cụ…) có khi lại tinh nghịch nhảy nhót vô tư như chú thỏ non (hòn Thỏ Rừng…), lửng lơ như vầng treo giữa ban ngày (hòn Lưỡi Liềm) xung quanh là thế giới của những loài động vật trong tư thế hoạt động sống: Say xưa như cặp gà chọi, chăm chỉ như hòn Con Ong, đang đùa giỡn như hòn Thiên Nga, hòn Cá Chép, đang ngụp lặn vươn mình ra biển Đông như hòn Rồng… Tất cả như muốn phô bày mình ra giữa đất trời.


Đi giữa Hạ Long ta cảm tưởng như ta đang lạc vào thế giới tự nhiên nào đó nơi mà tạo hoá vẫn dang dở công trình hoàn tất công việc tạo dựng toàn năng của mình. Những tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu, những sinh linh con người được tạc bằng đá nhưng không phải là đá đứng im trong tư thế vĩnh cửu tuyệt vọng mà bên trong ẩn hiện đó đây sự khát vọng sống tràn đầy. Ở đây, tất cả đều động, đều sống…


Có lẽ người xưa và mãi mãi về sau sẽ không bao giờ có thể tìm ra sáng tạo ra ngôn ngữ khả dĩ diễn đạt cái tác phẩm bày ra trước mắt kia. Cảnh đẹp Hạ Long không chỉ phô bày ở dáng núi, sắc trời mà còn tiềmẩn trong lòng các núi đá, đó là những hang động.Mấy nghìn hòn đảo đá vôi trong Hạ Long chứa bên trong biết bao nhiều hang động,chođến nay vẫn còn là một điều bí ẩn chưa ai biếtđược.




1 thoáng Hạ Long

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Ẩm thực Việt Nam – đậm đà trong từng câu ca


        “Anh đi anh nhớ quê nhà


nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”


Với những người dân Việt Nam khi xa quê hương món cà dầm tương ăn với rau muống luộc đã trở thành biểu tượng gợi nhớ quê hương. Đây chỉ là một món ăn rất bình dị thôi nhưng mỗi khi nhắc đến nó thì ở một nơi rất xa tổ quốc lòng ta lại trào dâng cồn cào nỗi nhớ cố hương da diết. Nhắc nhớ đến Việt Nam là nhắc tới miếng bánh đa, tò he bột, bánh đúc những thứ sản vật rất mộc mạc gắn bó với tuổi thơ nghèo mỗi chiều chờ bà đi chợ về. Lớn hơn nữa ta hiểu đó là ẩm thực, ta đã dần có cái nhìn sâu hơn về ẩm thực Việt Nam qua sự tìm hiểu và học hỏi.


Người Việt Nam ta xưa kia kiếm ăn theo phổ rộng, hái lượm trội hơn săn bắn. Sau cách mạng đá mới (4000-5000 năm cách ngày nay ) thì trồng trọt vượt hơn chăn nuôi. Tính phồn tạp và đặc trưng của hệ sinh thái nước ta với đông đảo các giống loài động vật cơ cấu bữa ăn cổ truyền là cơm – rau – cá. Văn minh Việt Nam cổ truyền trong bối cảnh Đông Nam Á và châu Á là văn minh thực vật hay văn minh lúa nước. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hoá du mục Phương Tây hoặc Bắc Trung Hoa thiên về ăn thịt, còn người Việt Nam thì thiên về nông nghiệp lúa nước, thiên về thực vật, mà trong thực vật lúa gạo đứng đầu bảng, người Việt thường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cơm “cơm tẻ mẹ ruột”, “người sống vì gạo, cá bạo về nước”. cơm nấu bằng gạo tẻ trong những ngày thiếu thốn phải độn thêm ngô, khoai, sắn củ mì. Ngày xưa cơm nấu bằng nồi đất, nồi đồng, ở miền trung và niền núi còn nấu ống tre gọi là cơm lam. Ông bà ta thường dạy “hễ lo cơm tẻ thì thôi mọi bề” . Quả vậy, dù có ăn nhiều của ngon vật lạ, kể cả cao lương mĩ vị mà không có chút cơm trong bụng thì chẳng thấy chắc dạ chút nào. Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam có nhiều thứ gạo ngon có tiếng như gạo Dự, gạo Di Hương, gạo Tám Thơm, gạo Tám Xoan…Ngày nay còn lai tạo được nhiều giống lúa mới lạ, vừa ngon, vừa cho năng suất cao đủ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.




Ẩm thực Việt Nam – đậm đà trong từng câu ca

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Quản lý môi trường tài nguyên Phú Quốc


Tuyên truyền giáo dục người dân ý thức BVMT ven biển đặc biệt là ý thức về sự phát triển bền vững, Ngăn chặn việc thải rác bừa bãi xuống biển.


Nâng cao nhận thức người dân về công nghệ đánh bắt và nuôi trồng hải sản vùng biển và ven biển đặc biệt là ý thức không sử dụng các phương tiện đánh bắt hải sản gây huỷ hoại đến hệ sinh thái như chất nổ, xung điện, thuốc hoá học.


Quy hoạch các khu NTTS vùng ven biển, quan tâm xử lý ô nhiễm ở các vùng thâm canh thủy sản . ứng dụng các nguồn năng lượng mới phục vụ sấy khô hải sản.


Cải tạo và phục hồi hệ sinh thái ven biển tại một số khu vực trọng điểm.




Quản lý môi trường tài nguyên Phú Quốc

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động của thành phần dự án du lịch


-Xu hướng suy giảm chất lượng đất


Áp lực phát triển kinh tế – xã hội sẽ tác động tiêu cực trước hết lênviệcsử dụng đất và chất lượng môi trường đất, trong đó đất nông nghiệp liên tục có xu hướng giảm mạnh qua các thời kỳ phát triển do được chuyển đổi sang đấtphi nông nghiệp(phát triển giao thông, công nghiệp, các công trình công cộng…) dưới áp lực mạnh mẽ của quá trìnhcông nghiệp hóađô thị hóa.


Suy giảm chất lượng đất là điều khó tránh khỏi, do nhiễm phèn, mặn bởi tình trạng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn và được chuyển sang mở rộng các đô thị và vệ tinh đô thị, phát triển các khu, cụm công nghiệp, phần diện tích chuyển đổi này sẽ bị nhiễm bẩn và không có giá trị cho sản xuất nông nghiệp do nhiễm kim loại nặng, các hóa chất độc hại từ đô thị, chất thải công nghiệp.


-Xu hướng suy giảm chất lượng nước mặt


Quá trình phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa đảo Phú Quốc trong thời gian tới gây ra nhiều áp lực cho môi trường nước mặt tỉnh, quy hoạch dự án sẽ làm tăng hàm lượng BOD, COD, SS, vi sinh tại các đô thị, khu dân cư: Dương Đông , Khu đô thị cảng An Thới, khu đô thị khoa học, gây ra nhiều khó khăn cho việc dùng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt và sản xuất.


Quy hoạch thủy lợi làm cho hệ thống tiêu thoát nước nội đồng trong tỉnh thông thoáng và thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, giai đoạn xây dựng sẽ làm tăng hàm lượng Fe, Mn trong môi trường nước mặt các kênh rạch, gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh và các hệ sinh thái trong các thủy vực.




Dự báo xu hướng của vấn đề môi trường do tác động của thành phần dự án du lịch

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Khai thác tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản ở Phú Quốc


Phát triển kinh tế nói chung đòi hỏi quá trình khai thác tài nguyên ngày càng nhiều, quy hoạch khai thác ngành tài nguyên vớicác đối tượng chịu tác động.


Tác động của quá trình khai thác tài nguyên gây áp lực đến các vấn đề môi trường chính như sau:


  • Áp lực từ việc sử dụng tài nguyên nước

Nguồn nước mặt chủ yếu ở Phú Quốc là do nước mưa và nước mặt của sông Hậu cung cấp.


Hiện nay tại đảo có một nhà máy cung cấp nước sạch với công suất5.000 m3/ngày/đêm. Nước sạch đã đáp ứng được 81,78% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.


Đến năm 2020 chỉ tính riêng nhu cầu cấp nước sạch cho sinh hoạt và hoạt động công nghiệp của tỉnh sẽ tăng gấp khoảng 6 lần so với năm 2008 để phục vụ cho các nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa.





























Ngành và lĩnh vực hoạt động



Nhu cầu cấp nước sạch ( m3/ngày.đêm)



2008



2015



2020



Nước cấp sinh hoạt, trong đó:



6.740,64



22.545,6



39.636,48



- Đô thị



3.000



18.000



36.000



- Nông thôn



3.740,64



4.545,6



3.636,48



Sản xuất công nghiệp



800



2.800



6.000



Tổng



7.540,64



25.345,6



45.636,48



 


Theo quy hoạch đến năm 2015 đảo Phú Quốc xây dựng nhà máy nước Dương Đông 10.000 m3/ngày vàXây dựng hồ Suối Lớn cho nhu cầu phát triển phía Nam đảo Phú Quốc


Đến năm 2008,chỉ số cấp nước sạch bình quân đầu người là90lít/người/ngày.đêm và theodự kiếnđến năm 2015sẽ là135lít/người/ngày.đêm và đến năm 2020 sẽ là145lít/ người/ngày.đêm. Điều này cho thấy áp lực rất lớn về khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt cho các nhu cầu đô thị, công nghiệp, dịch vụ và khu vực nông thôn, cũng như cho các hoạt động thuỷ lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp củađảo.




Khai thác tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản ở Phú Quốc

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Vấn đề suy thoái môi trường biển khi làm du lịch ở đảo Phú Quốc


Theo quy hoạch phát triển, đảo Phú Quốc có tổng cộng 6 bến cảng đường biển, chiếm diện tích 130 ha vào năm 2010 và tăng lên 260 ha vào năm 2020. Sự gia tăng các cảng biển đồng nghĩa với sự gia tăng lượng tàu bè giao thông và neo đậu tại các khu vực ven vùng biển Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Việc phát triển hệ thống cảng biển và gia tăng lượng tàu thuyền trong tương lai đồng nghĩa với việc gia tăng lượng chất ô nhiễm vào môi trường. Đồng thời, với số lượng vận chuyển nhiều của tàu bè sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn trên biển khi đó một lượng lớn dầu sẽ tràn ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường và biến đổi các hệ sinh thái.


Sự phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng nước biển ven bờ bị suy giảm đáng kể do sự thay đổi trạng thái tự nhiên của dòng chảy, gia tăng chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước.


Vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, các nguồn lợi thủy sản


Mùa khô kéo dài là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho kiểm soát việc phòng chống cháy rừng đặc biệt là vườn quốc gia Phú Quốc., sự mất rừng do nuôi trồng thủy sản.


Phú Quốc là một trung tâm du lịch sinh thái biển chất lượng cao. Theo kế hoạch phát triển năm 2010 và định hướng đến năm 2020, số khách du lịch sẽ đạt đến 2 – 3 triệu lượt người/năm thì việc thăm và lặn để quan sát rạn san hô là một trong những nhu cầu của khách du lịch sinh thái và các sản phẩm quà lưu niệm từ san hô cũng sẽ gia tăng đáng kể. Mặt khác các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch cũng sẽ tăng theo. Khi số khách du lịch lặn biển tăng cùng với việc khai thác thủy hải sản cũng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu bằng những phương tiện hủy diệt như dùng thuốc nổ, lưới vét, chất độc hóa học sẽ là nguy cơ lớn đến sự biến đổi diện tích và làm tổn thương đến rạn san hô. Tác động này không những gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành thủy sản kể cả du lịch sinh thái, mà còn gây ra những ảnh hưởng đáng kể với cộng đồng dân cư đã từng dựa vào nguồn tài nguyên biển để sinh kế, làm giảm đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài của khu vực, chẳng hạn sản lượng tôm, cá sẽ giảm, số lượng rùa biển cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng.




Vấn đề suy thoái môi trường biển khi làm du lịch ở đảo Phú Quốc

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Nâng cao chất lượng nhân sự quản lý trong ngành du lịch cần những gì?

Muốn làm được như vậy thì cần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.


Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.


Ngoài các giải pháp thì chúng ta còn phải đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.


Bên cạnh đó, chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Tăng cường hơn nữa các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là tăng cường các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và các hiệp định Việt Nam đã ký khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).


Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới. 



Nâng cao chất lượng nhân sự quản lý trong ngành du lịch cần những gì?

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Du lịch sinh thái Kiên Giang đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội P1

Mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước


Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đã tạo điều kiện cho tỉnh Kiên Giang mở rộng kinh tế ra bên ngoài. Tỉnh Kiên Giang có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không, mở được nhiều tuyến du lịch sang các nước như Campuchia, Thái lan. Tuyến du lịch "Con đường vịnh Thái lan" trên biển và đường bộ ven biển đây là tuyến du lịch liên quốc gia giữa tỉnh Kiên Giang – Campuchia – Thái lan, sẻ tạo điều kiện để Kiên Giang phát triển kinh tế quốc tế. Ngoài ra, Kiên Giang có đường biên giới dài giáp với Campuchia; có cửa khẩu quốc tế Xà xía, thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế du lịch và kinh tế quốc tế. Lượng khách du lịch quốc tế đến và lưu trú tại Kiên Giang tăng lên hàng năm chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển. Đây là những nước có thị trường rộng lớn để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; xuất, nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển. Thông qua khách du lịch quốc tế tỉnh Kiên Giang có điều kiện quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp đến thị trường quốc tế và có điều kiện mở rộng thị trường, ký các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa có giá trị lớn. Đồng thời, có điều kiện thuận lợi kêu gọi đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là: 215.606.000 USD đến năm 2007 là 266.000.000USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: gạo, tôm đông, mực đông, cá đông, cá cơm sấy, hải sản khô, nước mắm, hồ tiêu, hải sản tươi… Đặc biệt, đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu tương đối ổn định có giá trị kim ngạch cao như Nhật Bản, Nam Phicác thị trường có xu hướng tăng nhanh như: Mỹ, Singapore, Đài Loan, Malaysia Phát triển DLST, đã thực sự tạo ra thị trường to lớn cho tỉnh Kiên Giang xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều lợi thế trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội.



Du lịch sinh thái Kiên Giang đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội P1

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Nam Phố muôn đời kể chuyện tình

       Ở Hà Tiên, có một địa danh gần như ít người nhớ tên là Nam Phố, với người dân Kiên Giang thì Nam Phố như một con người nặng lòng, ngân nga kể chuyện tình bao đời nay. Nơi đây bãi biển được bao bọc bởi những dãy núi nên mặt biển luôn phẳng lặng, chỉ có những con sóng lăn tăn. Khi thủy triều xuống, một bờ cát chạy dài ra biển hơn một cây số. Hoàng hôn là khoảnh khắc đẹp nhất của Nam Phố…


Yên ả và thanh bình nơi Nam Phố
Yên ả và thanh bình nơi Nam Phố


       Được bao bọc bởi những dãy núi và nhiều đảo từ Hòn Chông đến mũi Kim Dự, biển Nam Phố dịu dàng như nàng con gái mỹ miều. Quanh năm, sóng biển chỉ là những đợt lăn tăn, không ồn ào như các vùng biển khác. Người đi biển bảo rằng, đây là vùng biển lành, không đá ngầm, không có vùng nước xoáy. Có những lúc mặt biển phẳng lặng đến mức người ta cứ ngỡ là mặt hồ giữa mùa thu yên ả. Từ xa xưa, nhiều người đã định cư tại đây và sống bằng nghề biển hình thành một xóm biển lâu đời bên cạnh một thương cảng quốc tế tại Hà Tiên cách đây gần ba thế kỷ. Theo thời gian, địa danh Nam Phố không còn được nhắc đến như Mũi Nai, Thạch Động, Kim Dự, Đông Hồ… nên dần dần người ta quên đi địa danh lãng mạn và xinh đẹp này.


       Những đoàn du khách qua lại biển Nam Phố nhiều nhưng ít ai dừng lại dù có người tấm tắc khen biển đẹp và hiền hòa. Nhưng với những người yêu biển và nhất là những người “nghiện” cảnh hoàng hôn, Nam Phố là điểm dừng chân lý tưởng. Ở đây mỗi lúc thủy triều lên, mặt biển tràn vào bờ, chỉ chừa lại một dải đất nhỏ men theo tận chân quốc lộ 80. Thủy triều xuống, nước rút ra xa vài trăm mét, có khi hơn một cây số, để lại một bờ biển chạy dài loang loáng một màu vàng óng ả của cát biển nhuộm phù sa. Nơi đây còn giữ nguyên những gì của thiên nhiên hoang dã. Cây cối mọc xanh tươi, tự nhiên. Những hàng dừa cao vút hàng chục năm tuổi như những mái tóc dài xõa xuống bờ biển xinh đẹp. Không biết đã có bao nhiêu bức ảnh đẹp được ghi lại từ biển Nam Phố này. Các tour du lịch gần như “bỏ trắng” điểm này vì không có dịch vụ du lịch nào để hỗ trợ khách. Du khách tự túc thỉnh thoảng có dừng chân lại để ghi vài bức ảnh rồi lại vội vã ra đi. Chỉ có số ít người hiểu rõ về nó, những người đi tìm vẻ đẹp của Nam Phố mới cất công đến đây và dừng chân rất lâu tại bãi biển này.


      Đến Nam Phố, nghe tiếng sóng rì rào mới  thấm được hết cái buồn, cái lãng mạn nơi biển vắng.


 



Nam Phố muôn đời kể chuyện tình