Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay


Du lịch văn hoá là xu thế chung của trào lưu phát triển du lịch văn hoá từ xa xưa tuy mức độ khác nhau nhưng luôn là nhu cầu của du khách. Đầu thời kỳ cận đại thì phương Đông rất hấp dẫn du khách vì ở đây có những đền đài nguy nga, lăng tẩm nhiều nơi được xét là kỳ quan thế giới. Cuối thế kỷ 20 đặc biệt là những năm 50 đến nay sự hấp dẫn lại là Châu Âu, Bắc Mỹ bởi vì ở đó có những ngôi nhà chọc trời, ôtô, rượu Sâm banh, Sữa. Thời kỳ này du khách rất chuộng vùng biển Địa Trung Hải, Italia, Pháp, Hawai… Con người có xu hướng xa lánh nhịp sống ồn ào ở các đô thị, sự ô nhiễm môi trường, sự huỷ diệt ở các vùng do hậu quả của chiến tranh và nạn phá rừng, việc chặt che trong đầu tư tôn tạo các vùng đô thị cổ, các di tích lịch sử chính là một trở ngại đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, ngành du lịch nói riêng vì vậy mà con người tìm đến du lịch văn hóa, trở về quá khứ của mình.


Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta, bởi vì nói đến Việt Nam vừa được thế giới công nhận là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định nhất, điều đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút du khách. Theo báo cáo của Sở du lịch Hà nội trong 6 tháng đầu năm 2001 có 310729 du khách quốc tế của 155 nước đến Hà nội trong đó 6851 Việt kiều chiếm 25,5% tổng số lượt khách quốc tế của cả nước nếu so cùng kỳ năm 2000 tăng 55,5% trong đó khách Trung Quốc vẫn là đông nhất với 97156 lượt khách, chiếm tỷ trọng 32,95%. Sau đó là khách người Pháp 42227 người chiếm tỷ trọng 14,3%. Khách Nhật 28961 người chiếm tỷ trọng 9,8%, Mỹ chiếm 19619 chiếm tỷ trọng 6,7%. Ngoài ra ảutalia, Anh, Đài Loan, Đức, Đan Mạch, Canada 4800 đến 14 600 chiếm1,6-5%.Theo consthng kêca SDu lịch Hà Ni, ktnăm 2000, skhách du lch Vit kiều đến Hà Ni là 10.711 nghìnkhách,đến cui năm nay,lượng khách nàyđãtăng lênđến 57.753 nghìn,trong đót2005-2006 tăng mạnh nht, t29.486 – 57.753 nghìn khách.


Với tổng doanh thu đạt 2500 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay việc giữ gìn bản sắc dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta bởi vì nói đến văn hoá là nói đến dân tộc miền Bắc đã trải qua hàng ngàn năm sinh tử trong gian truân, vất vả nhân dân các dân tộc đã sáng tạo nâng cao, bảo tồn, chắt chiu để có những công trình kiến trúc đến chùa, miếu mạo, phong tục tập quán lế hội…


Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa vào một nền tảng văn hoá và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại tạo ra sự cần thiết xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu nhau hơn. Nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm hiểu các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.




Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá trong giai đoạn hiện nay

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

  Địa đạo Vịnh Mốc trong lòng đất Quảng Trị


 


Làng địa đạo Vịnh Mốc – Một toà lâu đài cổ trong lòng đất Quảng Trị. Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây.


Vào năm 1965, trước sự đánh phá tàn khốc của không quân và pháo binh Mỹ vào Vĩnh Linh, cũng như hầu hết các làng quê khác, Vịnh Mốc đã bị huỷ diệt hoàn toàn. Trước quyết tâm bám trụ quê hương, chi viện chi miền Nam, việc tổ chức phòng tránh cho con người đặt ra hết sức cấp thiết. Với ý chí “một tấc không đi, một li không rời”, quân và dân Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất, họ đã kiến tạo một hệ thống làng hầm đồ sộ, độc đáo mà địa đạo Vịnh Mốc là đại diện tiêu biểu nhất.


Cuối năm 1965, các chiến sĩ đồn biên phòng 140, nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ đã chọn quả đồi sát mép biển, nằm ở phía Nam làng Vịnh Mốc, bổ nhát cuốc đầu tiên khai sinh ra làng hầm Vịnh Mốc kỳ vĩ này.


Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1, 75m với độ dài 2.034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và nguỵ trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.


Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 – 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 – 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ.


Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 – 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẫu thuật, trạm gác, máy điện thoại đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967 – 1978.




  Địa đạo Vịnh Mốc trong lòng đất Quảng Trị

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng gốm Bát Tràng


Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”1


Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm.


Đặc điểm của các làng nghề


  • Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.

  • Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.


[1] 



Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng gốm Bát Tràng

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Hải Dương


Tài nguyên đất:


Tỉnh Hải Dương có 84.900 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất


nông nghiệp là 54.421 ha, chiếm 64,1%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 9.147 ha, chiếm 10,77%; diện tích đất chuyên dùng là 13.669 ha, chiếm 16,1%; diện tíchđất ở là 5.688,3 ha, chiếm 6,7% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là6.368 ha, chiếm 7,5%.


Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 83.124 ha,chiếm 78,66%, riêng đất lúa có 72.500 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồngcây lâu năm là 10.636 ha, chiếm 10%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷsản là 7.276 ha, chiếm 6,88%.


Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 7.396 ha, diện tích đất mặt nướcchưa được khai thác là 1.364 ha.


Tài nguyên rừng và hệ thực vật:


Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình núi đá vôi


đã tạo cho Hải Dương có tài nguyên rừng, các thảm thực vật và hệ sinh thái đadạng. Diện tích rừng tỉnh Hải Dương có 9.140 ha, trong đó rừng tự nhiên có 2.384ha, rừng trồng có 6.756 ha. Rừng chủ yếu là rừng nhiệt đới với hệ thực vật như lim, táu, sến, dẻ, keo, thông…tập trung ở dãy núi Phượng Hoàng, Côn Sơn huyệnchí Linh, dãy núi An Phụ – Kinh Môn..


Tài nguyên khoáng sản:


Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại nhưng


một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh, đồng thời cungcấp nguyên liệu cho trung ương và một số tỉnh khác. Đá vôi ở huyện Kinh Môn,


trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3đạt 90 – 97% cung cấp đủ nguyên


liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 – 5 triệu tấn. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí


Linh trữ lượng 40 vạn tấn cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh vàmột số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượngtốt cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác.


Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn.




Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Hải Dương

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Nghệ thuật văn hóa ẩm thực của người Việt


Nghệ thuật ẩm thực được thể hiện rõ nét nơi người đầu bếp, khi chuẩn bịmón ăn họ phải sắp xếp sao cho nguyên liệu vừa đủ với số lượng khách; nồi, niêu,xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, dao, thớt sạch sẽ. Nấu món ăn nào trước, món ăn nàosau phải hợp lý, thứ tự, thái độ nấu nướng vui vẻ, hứng khởi. Khi dọn ăn nên chú ýlời mời chào tiếp món ăn chu đáo, ý vị thì càng làm cho các món ăn ngon thêm bộiphần. Văn hoá ẩm thực ngày càng được đông đảo công chúng và các chuyên giavăn hoá chú ý không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước.


Nghệ thuật ẩm thực đa dạng là một trong những lý do thu hút khách du lịch.Một điều dễ thấy là du khách mỗi khi đến các điểm du lịch không chỉ muốn khámphá những điều mới lạ mà còn muốn được thưởng thức ẩm thực của những nơinày. Ẩm thực có sức thu hút du khách rất lớn.


Chính vì vậy, văn hoá ẩm thực cũng được coi như một tài nguyên du lịch, thu hút với những đối tượng khách muốn tìm hiểu về văn hoá ẩm thực của mộtquốc gia, một vùng miền.


Trong những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng rãihơn. Cuộc sống của nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới vớivăn hoá ăn uống đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Trên khắp mọi miền đất nước các nhà kinh doanh du lịch đã nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thực khách, của khách du lịch trong và ngoài nước muốn thưởng thức các món ăn, những kiểuăn khác nhau ở khắp các vùng, miền trên đất nước Việt Nam. Dựa trên đặc điểmđó nhiều nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản dân tộc đã mọc lên. Nhưngsẽ thú vị và độc đáo hơn nếu du khách được thưởng thức những món ăn ngon,những vật lạ ngay trênmảnh đất mà họ đã đặt chân đến khi đi du lịch.




Nghệ thuật văn hóa ẩm thực của người Việt

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Cảnh đẹp Việt Nam: Hồ Phú Ninh

Nằm cách thị xã Tam Kỳ 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh là công trình thuỷ lợi có sứa chứa gần nửa tỷ mét khối nước, với diện tích mặt hồ rộng 3.433ha cùng 23.000ha rừngphòng hộ và 30 đảo, bán đảo nhỏ xinh đẹp. Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng.

Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt… hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một chảo nước khổng lồ với nhiều ốc đảo, được bao bọc bởi những dãy núi, những bờ đê và những cánh rừng xanh tốt. Bằng chiếc thuyền con, du khách có thể dạo chơi quanh các ốc đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nhưng cũng thật hùng vĩ giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Trong lòng thung lũng Chấp Trà, giữa mặt hồ yên tĩnh có một mạch nguồn nước khoáng lộ thiêng, có công dụng chữa được nhiều căn bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hoá …


Hiện nay, tại hồ Phú Ninh đang triển khai đầu tư nhiều loại hình du lịch sinh thái hấp dẫn: tham quan, dã ngoại, câu cá, tắm nước khoáng, nghỉ dưỡng …




Cảnh đẹp Việt Nam: Hồ Phú Ninh

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hội An


Một trong những chương trình du lịch được du khách lựa chọn nhiều nhất và cũng có thể nói là đặc sắc nhất của Trung tâm là chương trình:Con đường di sản văn hóa thế giới Hội An – Mỹ Sơn – Huế(4 ngày 3 đêm). Đây không chỉ là chương trình đặc sắc nhất của riêng Trung tâm lữ hành Hội An mà có thể nói đây là chương trình du lịch đặc sắc nhất của du lịch Miền Trung vì hầu hết du khách đến Miền Trung đều chọn chương trình này. Nó hấp dẫn không chỉ ở chỗ đi qua 3 di sản thế giới mà còn tập trung khai thác đề tài văn hóa của cả 3 điểm trên. Đây là một điểm đặc biệt mà không nơi nào trên đất nước có được. Du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa Hội An xưa và nay, văn hóa Chămpa từ thế kỷ thứ 9 và lịch sử triều đại nhà Nguyễn của dân tộc Việt Nam. Chính vì tập trung khai thác những đề tài văn hóa hấp dẫn đó mà đây được xem là chương trình du lịch tiêu biểu của du lịch Miền Trung nói chung và của Trung tâm nói riêng.


Qua đây, ta có thể thấy tuy số lượng các chương trình du lịch của Trung tâm không nhiều nhưng chúng đều tập trung vào những điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Điều này mang lại sự hấp dẫn cho các chương trình du lịch của Trung tâm. Tuy nhiên, số lượng các chương trình ít cũng sẽ làm giảm sự phong phú, đa dạng trong phổ sản phẩm. Nó sẽ làm giảm khả năng khai thác khách so với các hãng lữ hành khác. Bổ sung thêm các chương trình du lịch, đưa ra những tour mới lạ hấp dẫn khách là vấn đề cần thiết hiện nay.




Những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hội An

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Xu hướng du lịch đền chùa cổ của người Hà Nội


Về xu hướng mới được gọi là “trùng tu thích nghi”. Trùng tu thích nghi tức là tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng, đường xá không gian xung quanh di tích nhiều hơn là tập trung vào chính di tích. Đây là điều cũng đáng để bàn bởi trùng tu thích nghi là trùng tu phần xác mà không trùng tu phần hồn, khiến cho công trình giống như một người lớn nhưng có bộ não của một em bé lên 3. Như vậy, công trình này có to lớn nhưng không có chiều sâu. Trong ngắn hạn, trùng tu thích nghi đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thỏa mãn đòi hỏi phải có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng về lâu dài, trùng tu thích nghi sẽ bị mất đi ý nghĩa bởi sẽ khiến công trình bị lai tạp và vẫn luôn thiếu đi cái hồn của chúng.


Việc tu bổ các công trình tôn giáo tín ngưỡng hiện nay cũng đang được thưc hiện.


Không gian sống của người xưa là không gian tâm linh: Trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng giỗ ông bà cha mẹ …các bậc tiền bối vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình, sáng chiều có tiếng chuông báo thức, báo ngủ, quanh năm có tế lễ, việc họ, việc làng, lễ hội…Con người hằng ngày không có cảm giác thiếu sinh hoạt tâm linh.


Không gian sống ngày nay (đặc biệt ở các đô thị mới) không còn các yếu tố tâm linh cũ nữa. Nhưng con người lại không thể sống không có sinh hoạt tâm linh. Xã hội càng công nghiệp hoá, càng tự động hoá con người càng đòi hỏi sinh hoạt tâm linh, con người cảm thấy bị mất mình khát khao muốn tìm lại cái mình đã mất.




Xu hướng du lịch đền chùa cổ của người Hà Nội

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Xu hướng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội


 Theo dự báo của nhiều nhà kinh tế thế giới thì hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay sẽ còn kéo dài sang quý I và II năm 2009 và khả năng hồi phục có thể được chỉ từ 6 tháng cuối năm, vì vậy lưu lượng khách đi du lịch thế giới nói chung và đến Việt Nam nói riêng cũng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và theo xu hướng giảm xuống cho đến khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Đặc biệt, đối với dòng khách đến từ các nền kinh tế lớn nằm trong tâm xoáy của cơn bão tài chính như Mỹ, các thị trường châu Âu, Đông Bắc Á và châu Đại Dương sẽ tiếp tục giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, du khách đến từ các thị trường láng giềng gần như Trung Quốc, các nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia… một mặt do vị trí địa lý gần và mặt khác, do không nằm vào vùng tâm xoáy của bão tài chính nên du khách đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ sẽ không còn cao như các năm trước đây. Từ đó, có thể dự báo tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009 sẽ tiếp tục theo xu hướng giảm so với cùng kỳ 2008, nhưng mức độ giảm có thể ít hơn các tháng cuối năm 2008; từ quý III/2009 trở đi lưu lượng khách đi du lịch thế giới và đến Việt Nam có khả năng sẽ được hồi phục và tăng trở lại.          


Số lượng và cơ cấu khách du lịch đền chùa ở Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng của số lượng và cơ cấu của khách du lịch thăm quan trên cả nước. Có điều cần phải đề cập là lượng khách du lịch đền chùa ở Hà Nội ngày càng tăng lên nhanh chóng và đa dạng về cơ cấu. Khách bao gồm nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi… Điều này thể hiện, loại hình du lịch đền chùa đang ngày càng được quan tâm với phạm vi toàn xã hội.




Xu hướng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Sự phong phú của lễ hội Việt Nam


Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.


Tuy nhiên,du lịch đền chùa hiện nay gặp phải rất nhiều vấn đề tiêu cực. Đó là do cơ sở vật chất, quy hoạch lễ hội, hay cả vì ý thức của những người tham gia lễ hội…


Vì hầu hết những ngôi chùa đều đã được xây dựng từ rất lâu nên đã dần bị xuống cấp và cần được tu bổ, nhưng trong quá trình tu bổ các nhà quản lý đã không chú trọng đến những kiểu cấu trúc đặc trưng của ngôi chùa mà chỉ tiến hành cải tạo những phần hư hỏng nên đã đánh mất đi những dấu ấn về kiến trúc và vẻ đẹp cổ kính của những nôi chùa hàng ngàn năm tuổi. Ở một số ngôi chùa còn xảy ra tình trạng là người ta tiến hành xây dựng những ngôi chùa giả bên cạnh những ngôi chùa hàng ngàn năm nhằm thu tiền du khách, điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến những điểm đến du lịch tín ngưỡng này.


Công tác quản lý vẫn còn nhiều vấn đề, khi mà những người quản lý dường như đã không thể kiểm soát hoặc bỏ ngơ cho những hộ kinh doanh và những người dân địa phương tự ý trong việc trèo kéo khách thăm quan, tăng giá những mặt hàng thiết yếu. Điều này cũng sẽ gây những ảnh hưởng rất xấu đến cảnh quan của những ngôi chùa.


Ngoài ra phải kể đến ý thức người đi lễ chùa ngày càng kém đi. Không ít lễ hội – diễn ra từ Bắc chí Nam đang bị “biến tướng”, đánh mất ý nghĩa ban đầu, trở thành một nơi nhếch nhác, hỗn loạn để “buôn thánh bán thần”, kiếm chác lợi nhuận…




Sự phong phú của lễ hội Việt Nam

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ RỘNG


Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.


Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v…ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.


 




THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ RỘNG

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn


        Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng yêu cầu của khách về nghi ngơi, ăn uống vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.


Kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.


* Đặc điểm kinh doanh của ngành kinh doanh khách sạn.


Ngành kinh doanh khách sạn có những đặc điểm sau:


  • Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của điểm đến du lịch:

Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con người đi du lịch, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quyết định thứ hạng của khách sạn.


  • Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn:

Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn đòi hỏi phải có chất lượng cao tùy thuộc vào thứ hạng của khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị bên trong khách sạn là nguyên nhân dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu của khách sạn là lớn.


  • Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính phục vụ và không thể cơ giới hóa được. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao, thường xuyên phảitiếp xúc với khách du lịch nên khách sạn cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động trực tiếp.


  • Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật

Kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của một số quy luật như: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế – xã hội, quy luật tâm lí con người,…Đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, sự thay đổi của khí hậu trong năm tạo ra tính thời vụ của du lịch từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùa kinh doanh của khách sạn.


        Từ những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng để thoả mãn nhu cầu khách du lịch không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lí trong quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp.




Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Ý nghĩa của từ hội trong lễ hội


Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung trong một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa thành “hội” phải bao gồm các yếu tố sau đây mới đủ ý nghĩa của nó: (1) “hộiphải được tổ chưc nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến bản làng, cộng đồng dân tộc, (2) “hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng. “Hộicó nhiềutrò vui náo nhiệt như câu ca dao đã từng ví “vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những ngày thánglaođộng vất vả với những khó khăn trong cuôc sống hàng ngày mà ai cũng phải trải qua. Đến với “hội” mọi người sẽ được giải toả thăng bằng trở lại.


Như vậy,khái niệm “hội” được tập trung lại như sau: “Hội” là sinh hoạt văn hoá tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sựbình yên cho từng cá nhân hạnhphúc cho từng dòng họ, từng gia đình. Sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bộithucủa những mùa màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với 4 chữ “Nhân – Khang – Vật – Thịnh”.


Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội”


Qua các lễ hội truyền thống ViệtNamta có thể rút ra được mối quan hệ khăng khít giữa lễ và hội. Trong thưc tế, giữa lễ và hội có mối quan hệ khó tách rời, chúng luôn hoà quyện với nhau. Nếu chỉ có hội mà không có lễ thì mất vẻ cung kính trang nghiêm và ngược lại nếu chỉ có lễ mà không có hội thì không còn vui nữa. Vì vậy, mối quan hệ giữa lễ và hội là không thể tách rời, chúng hoà quyện đan xen vào nhau.


Trên cơ sở ấy chúng ta nhận thấy rằng người nông dân ViêtNamđã sáng tạo lễ hội như cuộc sống thứ hai của mình, đó là cuộc sống hội hè đình đám sống động đậm màu sắc dân gian. Phần cuộc sống đó thuộc về những ước mơ, những khát vọng hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ. Ở đó cái đẹp của cuộc sống thực được bộc lộ hết mình trong sự hoà hợp giữa con người với tự nhiên, sự ngưỡng mộ, tri âm với các lực lượng thần thánh siêu nhiên đã có công xây dựng và bảo vệ làng bản. Vì thế lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc đem lại niềm hy vọng cho con người, mà con người thì không bao giờ lại không cần thiết tin và hy vọng.


Như vậy, chúng ta thấy lễ và hội có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau. Chúng luôn song hành và cùng tồn tại với nhau. Ở đâu có lễ thì ở đó có hội và ngược lại.




Ý nghĩa của từ hội trong lễ hội

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Cá rô nấu miến


Cá rô nấu miến ăn vào bữa điểm tâm thật hấp dẫn. Món ăn này gần gũi với đồng quê, nhưng cũng thích hợp khi bạn muốn “chiêu đãi” bạn bè.


Nguyên liệu:


- Cá rô: 200 g


- Miến: 150 g.


- 2-3 tai mộc nhĩ, 1 thìa dầu ăn, 1 nhánh gừng, hành hoa, rau răm, mỗi thứ 2-3 cây. Nước mắm, muối, hạt tiêu, mì chính đủ nấu.


Cách làm


Chọn cá rô to (độ 3-4 con) còn tươi sống, đánh hết vảy, cắt bỏ mang và vây, mổ ruột rắc muối, cạo rửa sạch. Bỏ cá vào xoong với 1,5 lít nước, cho muối và gừng đập giập, luộc chín vớt ra gỡ lấy nạc cá, ướp mắm, hạt tiêu và gừng băm nhỏ. Xương cá giã nát, đổ nước luộc, khuấy đều lọc gạn bỏxương.


Mộc nhĩ ngâm rửa sạch thái chỉ. Hành hoa, rau răm nhặt rửa sạch thái nhỏ, để riêng gốc hành.


Miến rửa sạch cắt đoạn từ 8 đến 10 cm để ráo không ngâm, phi thơm gốc hành với dầu, đổ cá vào đảo cho ngấm gia vị.


Đun sôi nước luộc cá, mếm đủ gia vị vừa ăn, cho mộc nhĩ nấu chín thì bỏ miến vào nấu sôi lại, nêm mì chính, cuối cùng cho cá đã xào vào cùng với hành răm là được. Múc ra ngay ra bát để cho miến không bịnát. Ăn nóng.


Yêu cầu: Cá không nát, nguyên miếng. Miến chín tới không nát. Dậymùi cá và hành răm, không tanh.


Lượng nước nhiều như canh. Ngọt đậm đà, vừa ăn.




Cá rô nấu miến