Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Tháp Poshanư, địa danh cổ của người Chăm


Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải về phía Đông – Bắc cách thành phố Phan Thiết chứng 7km được người Chăm xây dựng từ những cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hoà Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp này còn lại rất ít như một số phế tíchở khu thánh điạ Mỹ Sơn, còn lại nhóm Hoà lai (Phan Rang) nhóm Pôdam (Tuy Phong – Bình Thuận) và tương đối nguyên vẹn là nhóm đền tháp Pôshanư.


Nhóm tháp gồm có 3 tháp : Tháp chính A hơi nhếch về phía Nam, hai tháp phụ là B hơi nhếch về phiá Bắc và C nhếch về  hướng Đông cạnh tháp A. Nội dung của việc xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ Linga-Yôni bằng đá hiện còn lưu giữ tại  tháp chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ  công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Những cuộc khai quật khảo cổ học từ 1992-1995 đã phát hiện nhiền nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp  hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư.


Pôshanư là nhòm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong số các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến đỉnh tháp. Riêng kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật còn lại ở thân Tháp đủ gợi lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách Hoà Lai.




Tháp Poshanư, địa danh cổ của người Chăm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét