Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Núi Quyết, nơi chiêu quân Bắc tiến diệt gian thần, phá quân Thanh xâm lược


Ngọn núi này đã từng in dấu chân của cả vạn chiến binh dưới quyền thống lĩnh của Hoàng Đế Quang Trung trong cuộc Bắc phạt lần thứ hai. Đây cũng là linh địa mà La Sơn Phu Tử (Nguyễn Thiếp) giúp xây dựng Kinh đô trong tương lai. Đây là dấu tích Phượng Hoàng Trung Đô thuộc thành phố Vinh ngày nay. Chương trình xây dựng đang tiến hành thì bất ngờ vua Quang Trung băng hà, nên công trình bị bỏ dở. Ngày nay vẫn còn dấu tích bờ thành và các đồn lũy.


Theo tác giả Phan Sáng thì núi Dũng Quyết có 4 chi: Long Thủ (đầu Rồng), Phượng Dực (cánh Phượng), Kỳ Lân (con mèo), Quy Bối (con Rùa). Người xưa gọi địa thế này là đất tứ linh, bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng. Đỉnh núi cao nhất 101,5 mét và thấp nhất 53,5 mét.Sông Vĩnh (Cồn Mộc) bắt nguồn từ dẫy núi Đại Huệ, có mười hai khúc quanh co, lững lờ chạy dưới chân núi Kỳ Lân, rồi đổ ra sông Lam nơi ngã ba Hạc. Dòng sông Lam như một con rồng xanh khổng lồ (Thanh Long), chảy từ thượng ngàn về đây uốn mình vòng quanh phía Đông-Nam chân núi Dũng Quyết, tạo nên một khu vực thiên nhiên có phong cảnh đẹp độc đáo.


Núi Bân, dấu tích thời Quang Trung tại Phú Xuân;


Khu Núi Bân được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1988.Khi thực hiện đề tài khoa học “Khảo sát, sưu tầm và biên dịch những di sản văn hóa Hán Nôm hiện còn ở Thanh Hóa”, các nhà nhà nghiên cứu đã phát hiện bài thơ “Kiến Quang Trung linh cữu” trong tập “Liên KhêNamhành tạp vịnh” (gồm 200 bài thơ) của Lê Triệu. Qua “Kiến Quang Trung linh cữu”, có thể thấy ông Lê Triệu rất ngưỡng mộ, tôn kính vua Quang Trung. Tác giả bài thơ đã ca ngợi vua Quang Trung là bậc anh hùng và lên án Gia Long – Nguyễn Ánh tàn bạo như Tần Thủy Hoàng.


Hai câu thơ đầu :


“Trấp niên sấp sá tẩu phong vân. Như thử anh hùng cổ hãn văn” được tác giả mượn ý từ đôi câu đối ở đền thờ Quang Trung ở Do Xuyên, Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Đó là câu: “Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ. Miếu mạo quan lưu Bạng Hải kim” (Nghĩa là: Tiếng thét mắng (quân giặc) của người anh hùng ở núi Bân còn rực sáng để lại ở bến Lạch Bạng ngày nay).


Đôi câu đối trên nhắc lại sự kiện cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lập đàn ở núi Bân (Huế), làm lễ cáo trời đất để lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Tại đây, trước khi hành quân thần tốc ra Bắc Hà, nhà vua đã thét mắng (sất sá) quân xâm lược Mãn Thanh. Những câu thơ tiếp theo, tác giả ám chỉ sự trả thù của nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn và Quang Trung nói riêng. Theo đó, năm 1802, sau khi lên ngôi, Gia Long đã thực hiện cuộc “tắm máu” cực kỳ tàn khốc. Không chỉ “đào mồ, cuốc mả”, “tru di tam tộc” đối với dòng họ, con cháu vua Quang Trung, ngay cả những trung thần, tướng sĩ, quan lại của triều Tây Sơn cũng bị nhà Nguyễn trả thù.


Câu cuối của bài thơ 


“Linh nhân chung cổ tiểu Doanh Tần!” cũng chính là lời tố cáo đanh thép đối với nhà Nguyễn, đồng thời cho thấy tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Quang Trung.Không những thế, có thể nói, “Kiến Quang Trung linh cữu” còn là một tư liệu lịch sử có giá trị.


Như chúng ta đã biết, trong “chiến dịch trả thù”, Gia Long – Nguyễn Ánh đã cho quật cả lăng mộ của vua Quang Trung và san bằng tất cả.


Sách “Đại Nam Chính biên liệt truyện” (Quốc sử quán triều Nguyễn) có chép: “Mùa đông năm ấy (1802), vua về Kinh, cáo tế ở miếu, dâng những tù bắt được đem hết phép trừng trị, đào mộ Nhạc, mộ Huệ, đem giã hài cốt vất đi, giam đầu lâu ở nhà ngục, đổi ấp Tây Sơn gọi là ấp Tây An”. 


Vì vậy, hơn nửa thế kỷ qua, nhiều nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học; nhiều cuộc hội thảo về lăng mộ vua Quang Trung đã được tổ chức nhằm làm sáng tỏ sự thật, xác định rõ vị trí thực sự của lăng mộ nhà vua. Ngay từ năm 1941, nhà nghiên cứu Nguyễn Thiệu Lâu đã thực hiện cuộc khảo sát thực địa ở phía Nam kinh thành Huế và công bố bài viết “Lăng hoàng đế Quang Trung”. Sau đó là hàng loạt công trình, tư liệu, bài viết của các nhà nghiên cứu: Lê Văn Hoàng, Bửu Kế, Nguyễn Hữu Đính, Phan Thuận An, Trần Đại Vinh, Nguyễn Đắc Xuân, Đỗ Bang, Mai Khắc Ứng…


Dù có những chi tiết và ý kiến trái ngược nhau, song tựu trung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung dự đoán khả năng vị trí lăng mộ vua Quang Trung là ở khu vực lăng Ba Vành (nằm ở phía nam tu viện Thiên An – Huế) và khu vực gò Dương Xuân (phủ Dương Xuân, sau đó là cung điện Đan Dương).


Thật bất ngờ là qua bài thơ “Kiến Quang Trung linh cữu”, tác giả Lê Triệu cho biết, ông đã từng đến viếng lăng mộ vua Quang Trung và tỏ lòng đau xót, phẫn nộ khi lăng mộ Quang Trung bị Gia Long – Nguyễn Ánh phá hủy (Quang cảnh nhất ban thành phấn mị). Đáng lưu ý, vị trí lăng mộ vua Quang Trung được tác giả xác định cụ thể là ở trên một ngọn núi có tên là Khuân Sơn.


Vậy Khuân Sơn là ngọn núi nào, ở đâu? 


Theo tư liệu trang 133 sách “Đại Nam Nhất thống chí” (tập 1) có chép: “Núi Khuân Sơn ở phía Nam huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế – NV), có tên nữa là Thượng Sơn, vì hình núi tròn như vựa thóc, thượng lưu sông Phong Điền chảy về phía tây, có một con đường theo ven núi chạy về bắc, đi theo về phía Tây có thể đến đất người Man Thượng.




Núi Quyết, nơi chiêu quân Bắc tiến diệt gian thần, phá quân Thanh xâm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét